Mời bạn tham gia talkshow trực tuyến: “LUẬT NHÂN QUẢ VÀ SÁCH MUÔN KIẾP NHÂN SINH”
Đây là cơ hội hiếm có để cùng gặp mặt, lắng nghe, hỏi đáp với các diễn giả:
– Nhà sáng lập – Happiness & Spiritual Coach – Công ty Happy Lifestyle: Ms. Dương Tường Nhi – Lifestyle Coach – Công ty Happy Lifestyle: Ms. Trần Thuỳ Trang – Giám đốc – Công Ty Quà Tặng Doanh Nghiệp: Mr. Nguyễn Bửu Thạch – Giám đốc – Trường Mầm Non Kim Đồng: Mr. Nguyễn Văn Đậu
Thời gian: 20h – 21h30 tối Thứ bảy, 30/10/2021
Chương trình được phát trực tiếp trên nền tảng Zoom
Khi Covid chưa xuất hiện, tất cả chúng ta đều tất bật với công ăn việc làm nên không có nhiều thời gian chăm sóc sức khoẻ.
Đến khi có Covid, chúng ta bắt đầu để ý đến tình trạng sức khoẻ, ý thức ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường hệ miễn dịch và tập thể dục nhưng sức khoẻ tinh thần, cảm xúc lại mất cân bằng.
Lo lắng, sợ hãi, bất an, hoang mang, chán nản, bi quan, bế tắc, bấp bênh…là những trạng thái của tâm trí làm cho hệ miễn dịch suy yếu, gây ra stress, rối loạn lo âu.
Sức khoẻ là vàng!
Ai cũng biết không có sức khoẻ thì không làm được bất cứ việc gì. Chẳng những thế, khi mất sức khoẻ chúng ta còn làm cho những người thân yêu xung quanh đau buồn, lo lắng, phải dành thêm thời gian chăm sóc ta và có khi còn bệnh theo ta nữa.
Sức khoẻ là vàng nhưng không nhiều người đặt ưu tiên cho việc chăm sóc và giữ gìn tài sản quý giá này. Chúng ta làm việc, kiếm tiền, vui chơi mà quên mất cả bản thân mình, quên rằng sức khoẻ thể chất, sức khoẻ cảm xúc, sức khoẻ tinh thần, sức khoẻ tâm linh cần phải được chăm sóc mỗi ngày để duy trì trạng thái cân bằng.
Đến một ngày nào đó, khi cơ thể, tâm trí tích luỹ đủ những điều tiêu cực, chúng ta không còn đủ sức chịu đựng thì bệnh sẽ phát ra. Trải nghiệm đau đớn mới làm chúng ta mới giật mình thức tỉnh và đi tìm cách chữa trị. Khi căn bệnh hành hạ, chúng ta mới thấm thía có tiền không mua được sức khoẻ.
Steve Jobs – nhà sáng lập Apple từng nhắn gởi vào những ngày cuối đời vật lộn với bệnh ung thư: “Chiếc giường đắt nhất thế giới là chiếc giường bệnh”
Khi Những thay đổi hiện nay từ Covid -19 ảnh hưởng đến kinh doanh, cuộc sống và cả sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần của mọi người.
Chương trình Huấn luyện – Hành động “100+ thói quen Hạnh phúc” kéo dài trong 6 tháng sẽ cung cấp cho bạn kiến thức, những công cụ, phương pháp thực hành cùng môi trường rèn luyện và tạo lập những thói quen mới.
Coach, Mentor của Happy Lifestyle sẽ hỗ trợ, đồng hành với bạn mỗi ngày trong vòng 6 tháng để tạo ra những thói quen giúp cho sức khoẻ tốt hơn, cảm xúc, tinh thần được cân bằng, cải thiện các mối quan hệ và phục hồi một số vấn đề sức khoẻ.
7 giá trị nhận được sau chương trình:
1. Thiết lập lại lối sống đúng: ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện, giấc ngủ, sinh hoạt điều độ.
2. Quản lý tốt cảm xúc, suy nghĩ, làm chủ bản thân.
3. Thay đổi trạng thái tinh thần trở nên tốt hơn.
4. Loại bỏ những thói quen gây hại cho sức khoẻ, thay thế bằng những thói quen lành mạnh.
5. Cải thiện các mối quan hệ xung quanh
6. Phục hồi các vấn đề sức khoẻ như stress, đau đầu, thiếu năng lượng, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, mất tập trung, đau bao tử, thừa cân…
7. Tham gia cộng đồng những người tích cực cùng hướng đến hạnh phúc, sức khoẻ, bình an.
Trainer/Happiness Coach/ Sivananda Yoga Health Educator Dương Tường Nhi
THỜI GIAN
– Training & Coaching vào mỗi tối Chủ Nhật, từ 11/7/2021 đến 19/12/2021, từ 20:30 – 21:23
– 6 tháng thực hành, áp dụng các công cụ, phương pháp hàng ngày với sự đồng hành, hướng dẫn mỗi ngày từ đội ngũ Coach và Mentor của Happy Lifestyle.
Khi cảm xúc không tốt, một số người thường làm những việc sau:
1. Ăn uống thiếu ý thức, thiếu kiểm soát
2. Tạm thời giải toả bằng cách đi du lịch, shopping, mạng xã hội, sex, sử dụng chất kích thích như thuốc lá, cafe, bia, rượu, ma tuý.
3. Vùi đầu vào công việc
Tất cả những hành vi này dẫn tới việc mất thời gian, mất cân bằng, nghiện, rối loạn thần kinh và một số vấn đề sức khoẻ khác. Cảm xúc chỉ tạm quên nhưng không giải quyết được tận gốc rễ.
Cảm xúc này sẽ tiếp tục kéo dài hoặc sẽ tái lại khi gặp những tình huống mới. Những cảm xúc không tốt lặp đi lặp lại sẽ làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, stress, sự bình an, hạnh phúc và các mối quan hệ xung quanh.
Giải quyết stress rất đơn giản, chỉ bằng cách thay đổi lối sống.
1. BODY – Cơ thể vật lý: chăm sóc bằng cách vận động, ăn uống đúng cách, giấc ngủ có chất lẫn lượng, sử dụng năng lượng phù hợp.
2. MIND – Tâm trí: tâm trí an nhiên, sống với hiện tại. Không dùng tâm trí để suy nghĩ tới lui về những ký ức ở quá khứ hoặc mơ mộng ở tương lai. Biết cách sống thật trọn vẹn mỗi ngày chính là đạt được sự bình an tâm trí.
3. SOUL – Tâm hồn như một khu vườn. Hàng ngày ta chăm sóc khu vườn ấy như thế nào? Trồng hoa thơm, cỏ lạ sẽ giúp khu vườn luôn khoe sắc, đổi mới. Nếu không chăm sóc thì cỏ sẽ mọc đầy. Luôn học hỏi, phát triển bản thân là cách làm cho tâm hồn ngày càng thêm đẹp
Khi mỗi ngày luôn chăm sóc đầy đủ cho cả 3 cơ thể thì chúng ta sẽ ở trạng thái cân bằng & hạnh phúc. Nếu chăm sóc quá nhiều hoặc quá ít chỉ 1-2 cơ thể đều gây ra bệnh tật.
Khi bạn có hứng thứ trong việc tìm những phương cách sống khoẻ mạnh là lúc bạn thật sự có TRÁCH NHIỆM với bản thân và mọi người xung quanh.
Bốn BIỂU HIỆN nhận biết bạn có Ý THỨC TRÁCH NHIỆM giúp bản thân mình khoẻ mạnh:
1. Thích tập luyện một môn thể dục, thể thao nào đó với mục đích giúp bản thân mạnh khoẻ (chứ không phải giải trí)
Ở mức độ cao hơn, bạn sẽ tìm hiểu hoặc tìm kiếm tư vấn để biết môn thể dục, thể thao đó có phù hợp với thể trạng của mình hay không, chứ không chỉ tập luyện vì thích hay làm theo số đông.
2. Chú ý đến chế độ đinh dưỡng, tác động của thức ăn.
Ở mức độ cao hơn, bạn sẽ tìm kiếm thông tin, kiến thức hoặc sự hướng dẫn, tư vấn để có chế độ ăn uống, lối sống phù hợp giúp cân bằng sức khoẻ. Bạn sẽ nghiêm túc thực hiện những thay đổi cần thiết.
3. Bạn tận hưởng HIỆN TẠI nhiều hơn thay vì than phiền, đổ lỗi những chuyện đã xảy ra ở quá khứ hay viện lý do, lo lắng, bất an ở tương lai.
Ở mức độ cao hơn, bạn sẽ tìm những cách thức để quản lý cảm xúc tốt hơn, hiểu biết bản thân mình -TÔI LÀ AI.
4. Muốn học hỏi để THAY ĐỔI những điều chưa hài lòng ở bản thân.
Ở mức độ cao hơn, bạn không chỉ muốn mà sẽ hành động ngay lập tức.Bạn sẽ đọc sách, chơi với những người bạn cùng mục tiêu, tham gia những lớp học, tìm tư vấn, coaching và áp dụng tất cả những hiểu biết vào cuộc sống hàng ngày.Bạn chắc chắn sẽ có nhiều NĂNG LƯỢNG hơn, bạn sẽ cảm thấy mình tốt hơn và khoẻ mạnh hơn không chỉ ở thể chất mà còn ở cảm xúc, tinh thần, trí tuệ tâm linh.
Khi bạn có trách nhiệm với sức khoẻ của bản thân nghĩa là bạn là đã phát triển tính kỷ luật, ý chí, nghị lực. Khi bạn TIN TƯỞNG vào chính mình, bạn đang chạm tới HẠNH PHÚC và BÌNH AN.
Bạn đang làm gì và ở đâu trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế Covid 19?
Option 1: KHÔNG LÀM GÌ HẾT
Bạn có nhiều thời gian xem phim, tivi, tin tức… và đang chờ đợi các sự thay đổi không biết trước trong lo lắng & sợ hãi.
Option 2: SỐNG TRONG AN TOÀN
– Cắt giảm tất cả chi phí không cần thiết. – Tiết kiệm nhất có thể
Option 2: CHIẾN ĐẤU VỚI KHỦNG HOẢNG
– Tăng cường đầu tư sức khoẻ – Tăng cường phát triển kỹ năng mới – Thay đổi, loại bỏ tất cả những điều mình hết chịu nổi ở bản thân. – Phân tích ảnh hưởng của thị trường – Tìm ra những tiêu chuẩn mới của xã hội – Phát triển chiến lược mới – và HÀNH ĐỘNG nhanh.
Mọi thứ sẽ quay trở lại với những trật tự mới, nhiều điều mới sẽ trở thành bình thường.
Hãy đầu tư sức khoẻ, loại bỏ sợ hãi, ổn định tâm lý, phát triển bản thân để sẵn sàng chiến đấu với khủng hoảng kinh tế.
Theo Ayurveda, 5 thành tố tự nhiên: không gian, không khí, nước, lửa, đất thể hiện trong CƠ THỂ VÀ TÂM TRÍ của chúng ta.
Mỗi thành tố đều liên kết với một cơ quan GIÁC QUAN và một cơ quan HÀNH ĐỘNG. Vì vậy chúng ta trở thành NGƯỜI QUAN SÁT của sự sáng tạo và cũng là NGƯỜI SÁNG TẠO nên thế giới. Khi những thành tố này rơi vào trạng thái mất cân bằng, cơ thể sẽ biểu hiện bằng những triệu chứng gây đau đớn. 1. KHÔNG GIAN (Ether):
không gian chứa đựng vật chất. Đây là thành tố khó nhất để chúng ta có thể hiểu hết. Không có không gian nào rỗng trong vũ trụ. Chúng ta kết nối với nhau và với không gian, sống trong không gian.
Không gian tìm thấy trong cơ thể chúng ta ở những cơ quan rỗng, nó liên kết với THÍNH GIÁC. Lỗ tai dựa vào không gian rỗng để nhận được sóng âm thanh. Cơ quan HÀNH ĐỘNG là MIỆNG, đây là cơ quan tạo ra âm thanh.
Chúng ta hình thành mối liên kết với người khác khi lắng nghe hoặc khi chúng ta nói.
Khi bị mất cân bằng (thiếu không gian, tắt nghẽn hay dư thừa), tâm trí sẽ thẫn thờ, xao lãng, thiếu tập trung, không ổn định, thiếu kết nối với hiện tại.
2. KHÔNG KHÍ (Air)
Khi không gian được tạo ra, không khí lập tức tràn vào. Không khí được tìm thấy trong tất cả mọi sự chuyển động. Thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hoá, không khí di chuyển qua hệ hô hấp, oxy di chuyển qua hệ tuần hoàn, chất thải di chuyển quan những kênh của chúng… tất cả những chuyển động này diễn ra được là nhờ không khí.Càng có nhiều không khí thì sự chuyển động càng nhanh. Nó liên đới tới cơ quan XÚC GÍAC và hệ thần kinh thụ cảm. Cơ quan HÀNH ĐỘNG là BÀN TAY. Chúng ta sử dụng bàn tay để di chuyển vật chất.
Ở trạng thái mất cân bằng, dư thừa không khí dẫn đến sự di chuyển nhanh, làm tăng sự chuyển động của thức ăn trong hệ tiêu hoá hay làm thở nhanh, gấp, từ đó làm yếu đi các cơ quan liên quan. Ít không khí làm thiếu sự chuyển động, dẫn đến sự tắt nghẽn hay suy giảm chức năng.
3. LỬA (Fire) Lửa là hình thái của dự lan toả hay sức nóng của vật chất. Khi không khí di chuyển, nó tạo ra sự ma sát và tạo ra sức nóng. Lửa là nguyên tắc của sức nóng và ánh sáng tạo ra sự chuyển hoá. Sự chuyển hoá là sự trao đổi chất. Lửa trong cơ thể diễn ra ở những nơi có sự trao đổi chất: trong tiêu hoá của thức ăn, ánh sáng của đôi mắt, sự nạp điện tích của hệ thần kinh. Mỗi tế bào trong cơ thể đều có điện, ty thể, nơi mà lửa biến đổi nhiên liêu thành năng lượng. Lửa được tìm thấy ở cơ quan thụ cảm của mắt, nơi chúng ta nhận ánh sáng và những ấn tượng hình ảnh. Cơ quan HÀNH ĐỘNG là bàn chân. Đôi mắt – THỊ GIÁC – của chúng ta nhìn thấy mục tiêu và đôi chân đem chúng ta đến đó. Dư thừa lửa sẽ làm tăng nhiệt độ, tăng hoạt động trao đổi chất, làm nóng bụng, đốt nóng màng nhầy hay sụt cân là do lửa quá mức. Ít lửa làm chậm lại sự trao đổi chất, làm chúng ta mát lại. Đây là kết quả của việc tạo ra quá nhiều mô, dẫn đến tâm trí lờ đờ, chậm chạp.
4. NƯỚC (Water)
Nước là dung dịch vật chất. Khi không gian, không khí và lửa tương tác, nước là sản phẩm đầu tiên được sinh ra. Nước có trong tất cả dung dịch: dịch tế bào, dịch huyết tương, dịch bạch huyết, nước bọt, chất nhầy… Nước mang chất dinh dưỡng, hỗ trợ hệ tiêu hoá, giúp loại bỏ chất thải. Nước được tìm thấy trong cơ quan giác quan tại lưỡi -VỊ GIÁC. Cơ quan HÀNH ĐỘNG của nước là cơ quan sinh dục.
Thừa nước sẽ làm loãng dịch trong cơ thể. Nó có thể làm chậm phản ứng hoá học và tạo thành những mô ứ nước. Sự sưng phù hay chảy mủ là do ứ nước quá nhiều. Quá ít nước cơ thể bị khô làm cho một số cơ quan không hoạt động tốt.
5. ĐẤT (Earth)
Sau khi nước được hình thành từ sự di chuyển của các thành tố tự nhiên, tất cả vật chất bắt đầu mát lại, hình thái cứng cáp vững vàng của vật chất sẽ được diễn ra.Đất là kết quả cuối cùng của sự hoà tan 4 thành tố tự nhiên và thành tố thứ năm. Đất là nguyên tắc của sự cứng cáp và vững vàng.Chúng ta đã tạo nên cơ thể của mình với những khả năng nghe, cảm nhận, nhìn, nếm và ngửa.
Đất được tìm thấy trong các mô cứng của cơ thể, những mô này giúp duy trì hình dạng của chúng ta. Những tế bào vách bao bọc bên ngoài, thịt, các cơ quan, xương… đều được hình thành thừ thành tố đất. Cơ quan HÀNH ĐỘNG của đất là hậu môn. Cơ quan này giúp chúng ta thải ra những gì không còn cần thiết, vì vậy đem đến sự cân bằng và ổn định cho cơ thể.
Sự dư thừa đất sẽ làm tắt nghẽn các hoạt động trong cơ thể và làm trì trệ quá trình chuyển hoá của cơ thể. Nó làm cản trở sự di chuyển của dung dịch hay chất dinh dưỡng và tạo ra sự suy thoái hoạt động trong các cơ quan.Quá ít đất làm mô mất đi sự ổn định và hình dạng của chúng, dẫn đến sự mất mô và làm mất đi chức năng hoạt động của một số cơ quan và các hệ mà tế bào bị hư hỏng.
Việc đánh giá tình trạng của các thành tố tự nhiên sẽ giúp đem chúng trở về trạng thái cân bằng bằng cách dùng các tính chất ngược lại để cân bằng sự thể hiện của các thành tố.
Cơn bão Covid 19 chưa qua đi, rất nhiều nỗi đau vẫn còn đó. Cơn bão này không tấn công vào nhà cửa, mùa màng mà tấn công trực tiếp vào vào sức khoẻ, vào sinh mạng của con người. Khi sức khoẻ, sinh mạng bị đe doạ, tất cả những khía cạnh khác liên quan đến đời sống con người như công việc, học tập và tất cả các hoạt động liên quan phải dừng lại.
Cơn bão không những tấn công trực tiếp vào thể chất, cảm xúc, tâm trí tinh thần của những của người bệnh mà còn gián tiếp tấn công đến gia đình, đến những người liên quan & toàn xã hội.
Trong thời điểm này, NGƯỜI NÀO CÓ SỨC KHOẺ LÀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG.
Cho dù bất cứ cơn bão nào xảy đến, người có sức khoẻ là người vượt qua được tất cả mọi nghịch cảnh, và luôn luôn là người chiến thắng.
SỨC KHOẺ THỂ CHẤT là trạng thái các cơ quan trong cơ thể đều hoạt động tốt.
SỨC KHOẺ CẢM XÚC sẽ giúp bạn luôn suy nghĩ tích cực, nhìn thấy cơ hội trong hiểm nguy.
SỨC KHOẺ TINH THẦN, TRÍ TUỆ sẽ giúp bạn không sợ hãi, phân biệt những gì đúng, sai để chọn lựa và thực hiện trong hoàn cảnh khó khăn này.
SỨC KHOẺ TÂM LINH sẽ giúp bạn vững tin vào bản thân khi hiểu rằng làm những gì đúng đắn thỉ sẽ nhận được kết quả tương ứng.
Theo Ayurveda, 3 trụ cột của sức khoẻ là Thực phẩm, Giấc ngủ và Sử dụng năng lượng có ý thức.
Trả lời các câu hỏi bên dưới sẽ giúp bạn nhận ra mức độ quan tâm của mình đối với sức khoẻ.
1. THỰC PHẨM
Thực phẩm không những tác động đến cơ thể vật lý mà còn tác động đến tâm trí. Bạn có ý thức về thực phẩm bạn đang ăn hay không?
– Ý thức phần chất lẫn phần lượng, về những gì chúng ta ăn & cách nó được tiêu hoá: bạn có biết thức ăn của mình có phù hợp với thể tạng của cơ thể? bạn có biết thức ăn được tiêu hoá tốt hay không? bạn đang ăn quá nhiều hay quá ít?
– Thời điểm ăn uống: bạn có chú ý thời gian cơ thể cần cung cấp thức ăn, thời gian bạn ăn mỗi ngày có giống nhau? bạn có ăn qúa khuya?
– Cách chúng ta ăn: ăn trong vô thức hay ăn có ý thức? Khi bạn ăn bạn có tập trung ăn hay vừa ăn vừa làm việc khác.
– Biết được cách các giác quan giúp liên kết với việc chúng ta chọn thức ăn có lành mạnh hay không: bạn có chọn thực phẩm dựa trên sự hấp dẫn của các giác quan như nhìn thấy hay nghe mùi hấp dẫn, chọn thức ăn dựa theo các quảng cáo thực phẩm
– Không bỏ qua các nhu cầu của cơ thể: khi cơ thể có những biểu hiện khác thường, bạn vẫn tiếp tục ăn những thứ mình thích cho dù có thể đó là nguyên nhân gây ra sự bất ổn của cơ thể?
2. GIẤC NGỦ Cơ thể cần hoạt động nhưng cũng cần được nghỉ ngơi. Ta đạt được trạng thái nghỉ ngơi sâu nhất khi đang ngủ.Ta cần duy trì các việc làm sau đối với giác ngủ:
– Thời gian ngủ: bạn có thức quá khuya? – Thời lượng: bạn có ngủ đủ thời gian hay ngủ quá nhiều? – Chất lượng giấc ngủ: bạn có ngủ đủ sâu hay chập chờn?
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi sau giấc ngủ dài hay thiếu năng lượng khi không có thời gian để ngủ, đó là dấu hiệu cảnh báo của cơ thể cho biết bạn cần phải thay đổi.
3. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CÓ Ý THỨC
Năng lượng của cơ thể cũng như pin của điện thoại, các hoạt động xem video hoặc giải trí không cần thiết có thể làm pin hết rất nhanh, đôi khi pin không đủ để bạn sử dụng cho những cuộc gọi quan trọng vào những lúc cần thiết. Năng lượng của cơ thể cần được sử dụng có ý thức như cách sử dụng pin điện thoại. Các hành động tích cực có thể tạo ra được nguồn năng lượng mới.
Bạn có biết điều tiết việc sử dụng & dự trữ năng lượng? Bạn có biết những hoạt động nào của mình làm tiêu hao rất nhiều năng lượng nhưng không mang lại lợi ích?
Bạn có bỏ qua, tảng lờ sự mệt mỏi của cơ thể và tiếp tục tham gia vào các hoạt động khiến cho thể bị suy kiệt hơn nữa?