TẬP YOGA GIÚP HỢP NHẤT CƠ THỂ & TÂM TRÍ NHƯ THẾ NÀO?

Việc thực hành các bài tập yoga – hay còn gọi là asana – làm cho dòng prana lưu thông dễ dàng. Cơ chế này tương tự như ngăn nước trong vòi, tạo áp lực rồi sau đó nhả ra khiến nước chảy mạnh hơn, làm sạch những chỗ tắc nghẽn.Cùng phương thức đó, việc giữ thế asana cũng tạo áp lực lên dòng prana. Khi thoát thế sẽ tạo điều kiện dòng prana chảy mạnh hơn & làm sạch những nơi bị tắc nghẽn.

Prana là dòng năng lượng chảy trong cơ thể, mang lại sức sống, sức bền, sự dẻo dai. Chúng ta có được sức khoẻ là nhờ dòng chảy prana & sự thanh lọc kinh mạch. Tương tự nguyên tắc châm cứu và bấm huyệt, thực hành asana loại bỏ những tắc nghẽn, làm tái sinh sức khoẻ, giúp cơ thể khoẻ mạnh, tinh khiết, nhẹ nhàng, tinh thần cân bằng & hài hoà.

Health Coach Dương Tường Nhi

CHỈ SỐ SỨC KHOẺ LÀ GÌ? GNHW?

GDP (Gross Domestic Product)) là chỉ số về kinh tế đánh giá tốc độ phát triển kinh tế của một đất nước.

GNH (Gross National Happiness) là chỉ sổ về Tổng Hạnh phúc quốc gia, đo lường chất lượng cuộc sống hay tiến bộ xã hội dưới góc độ tâm lý và triết học.

Chỉ số GDP đôi khi bị hiểu lầm là chỉ số tiến bộ của Xã Hội.
Nếu mục tiêu cuộc sống chỉ có GDP thì các giá trị tinh thần & đạo đức sẽ bị phai nhạt trong tâm hồn mỗi người.

Chỉ số GNH đôi khi bị hiều lầm hạnh phúc là bình an, đơn sơ dù thiếu thốn về vật chất. Sự thật là khi con người hạnh phúc hơn sẽ thành công hơn và tác động đến chỉ số GDP theo cách tích cực nhất.

Chỉ số sức khỏe được biết đến hiện nay là chỉ số BMI (chỉ số cân nặng – chiều cao), chỉ số huyết áp, cholesterol, đường huyết… Những chỉ số này không nói lên sức khoẻ toàn diện.

Sức khoẻ là một phần trong chỉ số hạnh phúc, tuy nhiên, để rõ ràng, nên chăng tách riêng chỉ số sức khoẻ quốc gia để dễ đánh giá, như là Gross National Health & Wellness (GNHW)?

Chỉ số GNHW thể hiện một phong cách sống, lối sống khoẻ mạnh, là tiền đề để đạt được hạnh phúc từ trong nội tâm cũng như cách sống thụ hưởng phù hợp, đúng đắn những giá trị của đời sống vật chất bên ngoài.

Một quốc gia có chỉ số GNHW cao là một quốc gia được đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn:

1. Mỗi gia đình hoặc tổ chức đều có một Wellness & Health Coach giúp thay đổi lối sống, phục hồi hệ thống chữa lành tự nhiên của cơ thể.

2. Bệnh viện, phòng khám, thuốc men chỉ là ngành công nghiệp hỗ trợ trong những trường hợp khẩn cấp hay sinh sản, do đó số bệnh viện phòng khám sẽ giảm đi. Bác sĩ sẽ không làm nhiệm vụ kê toa thuốc hoặc mổ xẻ suốt ngày mà trở thành những chuyên gia tư vấn thay đổi lối sống khoẻ, phòng bệnh.

3. Ngành du lịch của toàn đất nước là Du lich Wellness.

4. Ngành thực phẩm sạch và xanh lên ngôi và không còn tình trạng thật giả lẫn lộn.

5. Con người sẽ ý thức hơn trong việc ăn uống.Những thực phẩm gây bất lợi cho cơ thể sẽ không tồn tại.

6. Mọi người đều rất năng lượng trong các công việc mình làm.

7. Môi trường sẽ xanh tươi, sạch đẹp hơn.

Với 7 tiêu chuẩn này, hiện nay nước nào đạt được?
Việt Nam đang đứng ở đâu?

Chỉ cần đi vào chợ, siêu thị, nhà hàng, quán ăn lề đường xem người ta bán những gì, sau đó vào bệnh viện xem người ta bị những bệnh gì là có thể đánh giá được chỉ số GNHW của một quốc gia.

Do đó, đánh giá GDP của một quốc gia không thể bao gồm sự tăng trưởng của ngành dược phẩm, y tế, thức uống & thực phẩm không lành mạnh.

Health Coach Dương Tường Nhi

BỆNH UNG THƯ

Gốc rễ của bệnh ung thư là từ lối sống.

Do đó, thay đổi lối sống là cách chữa trị tận gốc bệnh ung thư.

Lối sống là những thói quen đã được hình thành ngày qua ngày, đó là cách chúng ta ăn uống, vận động, sinh hoạt, giải trí, suy nghĩ.

Chế độ ăn quá nhiều axit là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư.

Mục đích của việc ăn uống là cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể chứ không phải ăn theo sở thích hay ăn để giải trí, ăn cho xong, ăn để no nhưng không quan tâm đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Tâm trí lo lắng, sợ hãi, stress thường xuyên cũng tạo ra axit.
Thay đổi thói quen suy nghĩ của tâm trí là một hành trình nhưng không quá khó để thực hiện.

Do đó, khi phát hiện ra bệnh ung thư trong giai đoạn đầu, việc cần làm đầu tiên là thay đổi lối sống để đảo ngược quá trình, cân bằng cơ thể và tâm trí.

Health Coach Dương Tường Nhi

GIẢI PHÁP NÀO CHO VIỆC CAI NGHIỆN & CHỮA LÀNH TẬN GỐC?

Nghiện chỉ được cai & chữa lành tận gốc khi tập trung vào các khía cạnh sinh học, tâm lý, cảm xúc của con người. Thuốc là một biện pháp hoàn toàn cần thiết nhưng có chỉ có tác dụng cắt cơn. Thuốc không thể chữa lành những nỗi đau và những nguyên nhân sâu xa trong tâm lý dẫn tới nghiện.

Nghiện là một căn bệnh về tâm linh, tinh thần, tâm trí và cơ thể. Do đó cần có sự hiểu biết thấu đáo với từng con người để có giải pháp phù hợp cho từng khía cạnh.

Yoga là ngành khoa học nghiên về đời sống và sự sống. Yoga giúp người nghiện thoát ra khỏi quá trình khoái cảm của giác quan, thoát ra khỏi sự phân biệt giữa mình với người – hay là sự áp đảo của cái tôi.

Ayurveda là ngành y học có tính nhân văn lấy con người làm trung tâm. Ayurveda đưa ra giải pháp cho mọi khía cạnh của mối quan hệ giữa chính bản thân người nghiện với chính mình và người khác

6 nguyên lý của Yoga & Ayurveda trong Cai nghiện – Phục hồi bao gồm:

1. LIFE IS LONGING – sống là khát khao: Giải quyết khía cạnh tâm linh của chứng nghiện. Nguyên lý này sẽ giúp người nghiện giải quyết vấn đề bên trong: Họ đang mong mỏi điều gì từ những hành vi của mình, điều gì đã làm họ tổn thương và chạm vào trái tim.

2. LIFE IS PRANA – cuộc sống là dòng chảy năng lượng: Sự tắc nghẽn hay có mức năng lượng thấp đến từ lối sống, chế độ ăn uống, thói quen suy nghĩ, thói quen sinh hoạt.Khi thiếu năng lượng thì mọi người sẽ đi tìm kiếm sự kích thích từ các loại hoá chất khác nhau, đó là rượu, beer, thuốc lá, ma tuý. Sử dụng một số loại thuốc an thần có thể gây ra tác dụng phụ làm xáo trộn prana có thể dẫn đến trầm cảm, tinh thần trì trệ, phản kháng.

3. LIFE IS RELATIONSHIP: cuộc sống được hình thành từ các mối quan hệ và nỗi đau về tâm lý cũng đến từ các mối quan hệ. Những khía cạnh nào trong các mối quan hệ dẫn đến hành vi gây nghiện cần được phân tích và xem xét kỹ lưỡng để giải quyết vấn đề. Bên cạnh việc nghiện các loại hoá chất, nghiện tiền điện tử, nghiện tình dục, tình yêu …. cũng gây ra những hậu quả không thể đo lường trước được.

4. LIFE IS SWEET: Những cảm giác từ sự ngọt ngào mang lại thông qua 5 giác quan đến từ thức ăn, từ những điều khác trong cuộc sống sẽ quyết định chất lượng cuộc sống. Sử dụng các giác quan đúng cách, biết cách kiểm soát các giác quan từ sự nhận thức đúng sẽ mang đến trải nghiệm ngọt ngào do cuộc đời mang lại.

5. LIFE IS LOVE: Nhu cầu cơ bản của con người là được kết nối, được yêu thương. Yêu thương đến từ sự phục vụ, sự cho đi. Khi cố gắng thao túng, kiểm soát hoàn cảnh, hành vi để được yêu thương hay tìm kiếm tình yêu càng làm chúng ta mệt mỏi và khổ đau. Tha thứ cho chính mình để tha thứ cho người khác, hiểu mình để hiểu người khác sẽ phát triển tình yêu thương.

6. LIFE IS PROGRESS: Sống để phát triển, để tiến bộ. Cuộc sống luôn vận hành như bánh xe không ngừng quay cho dù chúng ta có muốn cưỡng lại bằng cách đứng yên hay lặp đi lặp lại những điều đã xảy ra trong quá khứ. Hiểu về qui luật cuộc sống, mục đích sống sẽ giúp người nghiện thay đổi bản thân để tìm lại chính mình và thay đổi để trở thành con người mới.

Với mong muốn đưa những người đã trót lỡ nghiện một điều gì làm ảnh hưởng hoàn toàn cuộc sống của mình, Happy Lifestyle đang từng bước chuẩn bị để đưa những chương trình giúp những người bị bỏ quên, những người bị phân biệt đối xử trở lại cuộc sống bình thường. Họ cũng là một phần của tất cả chúng ta, một phần của vũ trụ này.

Health Coach Dương Tường Nhi

11 Cách Để Loại Bỏ Tức Giận

Xếp hàng dài chờ đợi, đối phó với sự “cà khịa” của đồng nghiệp, gian nan vượt qua những đoạn đường tắc nghẽn – tất cả những điều này đều có thể trở nên quá sức với bạn. Tức giận với những điều khó chịu diễn ra hàng ngày như thế này có thể là cách mà bạn phản ứng với căng thẳng, và việc dành thời gian để bực tức có thể hủy hoại con người bạn.

Âm thầm tức giận hoặc bùng phát cơn giận đều gây tổn thương đến các mối quan hệ cá nhân hoặc công việc của bạn. Không những thế, tức giận còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Thường xuyên kìm nén tức giận có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm cao huyết áp và rối loạn lo âu 

Tin vui là bạn có thể học cách quản lý và điều phối cơn giận theo hướng tích cực. Một nghiên cứu vào năm 2010 đã chỉ ra rằng nếu sự tức giận được thể hiện một cách lành mạnh có thể giúp bạn không bị các bệnh về tim mạch.

1. Hít thở sâu

Khi đang nóng giận, bạn rất dễ không quan tâm đến sự hô hấp của cơ thể. Nhưng việc hít thở chậm khi đang giận dữ giúp bạn đi vào trạng thái “đánh hay tránh”.

Để làm được điều này, hãy cố gắng hít thở chậm bằng bụng, thay vì bằng ngực như thông thường. Việc này giúp cơ thể bạn trở nên bình tĩnh hơn.

Bạn cũng có thể luyện tập phép thở này thường xuyên:

• Tìm một cái ghế hoặc nơi nào đó mà bạn có thể ngồi thoải mái, để cổ và vai hoàn toàn thả lỏng.

• Hít sâu bằng mũi, tập trung vào bụng và cảm nhận bụng đang to ra.

• Thở ra bằng miệng.

• Thực hiện bài tập này 3 lần mỗi ngày trong 5-10 phút hoặc lâu hơn tùy vào điều kiện của bạn.

2. Niệm những từ thư giãn

Lặp đi lặp lại một cụm từ có thể hỗ trợ bạn bộc lộ những cảm xúc tiêu cực, bao gồm giận dữ và hoang mang lo lắng.

Lặp lại một cách chậm rãi, “Thoải mái đi,” hoặc “Mọi thứ sẽ ổn thôi,” khi bạn cảm thấy bế tắc với tình huống đang gặp phải. Bạn có thể nói lớn những cụm từ này, hoặc thì thầm, hoặc thậm chí chỉ cần suy nghĩ trong đầu.

Bạn cũng có thể lập một danh sách các cụm từ và lưu vào trong điện thoại, như một nhắc nhở nhanh trước mỗi lần thuyết trình hoặc một buổi họp căng thẳng.

3. Hình dung tưởng tượng

Tìm một nơi yên bình giữa chuyến bay đang bị trì hoãn hoặc công việc đang bị đình trệ có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.

Khi đấu vật với sự căng thẳng đang sôi sục, hãy cố vẽ ra một hình ảnh trong đầu để làm dịu cơ thể và não bộ của bạn:

• Nghĩ về một nơi hoặc tưởng tưởng ra một nơi khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, yên bình và an toàn. Có thể là nơi bạn đã đi leo núi năm ngoái, hoặc bãi biển tươi mát mà bạn vẫn mong muốn ghé qua.

• Tập trung vào những chi tiết của nơi đó bằng cách tưởng tượng bản thân đang thực sự ở nơi đó. Bạn có ngửi thấy gì không? Nhìn thấy gì không? Nghe thấy gì không?

• Chú ý tới sự hít thở của bạn và giữ những hình ảnh này trong đầu cho đến khi bạn cảm thấy sự lo lắng đang rời khỏi bạn.

4. Di chuyển cơ thể trong chánh niệm

Đôi khi, ngồi một chỗ càng khiến cho bạn cảm thấy lo lắng hơn. Di chuyển cơ thể trong chánh niệm bằng cách luyện tập yoga hoặc các hoạt động giúp thư giãn khác có thể loại bỏ sự căng cơ của bạn.

Lần tới, khi bạn rơi vào tình huống căng thẳng, hãy thử đi bộ hoặc thậm chí nhảy múa nhẹ nhàng để tâm trí quên đi sự căng thẳng.

5. Kiểm tra tư tưởng của bạn

Những lúc quá căng thẳng có thể làm thay đổi nhận thức của bạn về cuộc sống, khiến bạn cảm thấy thế giới này chống đối bạn. Mỗi khi bạn cảm thấy sự giận dữ đang trỗi dậy, hãy kiểm tra nhận thức của bạn.

Mỗi người đều có những ngày không tươi đẹp, nhưng ngày mai luôn luôn đem lại sự khởi đầu mới.

6. Thể hiện lo lắng của bạn

Bùng nổ giận dữ không giúp ích được gì, nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn không thể thổ lộ những lo lắng của bạn cho một người bạn tin cậy hay người thân về ngày không tốt của bạn. Thêm vào đó, cho phép bản thân giải thoát sự tức giận giúp ngăn chặn cơn giận trỗi dậy ở bên trong.

7. Làm dịu giận dữ bằng hài hước

Tìm kiếm sự hài hước trong giây phút bùng nổ có thể giúp bạn giữ được trạng thái cân bằng tư tưởng. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn chỉ cười những vấn đề đang gặp phải, mà là nhìn nhận vấn đề với tâm thế nhẹ nhàng hơn.

Mỗi khi bạn cảm thấy sự tức giận sắp bùng nổ, hãy nghĩ xem người ngoài sẽ nhìn nhận cảnh tượng này như thế nào? Liệu cách bạn thể hiện có khiến họ cảm thấy hài hước?

Khi bạn không quan trọng hóa mọi việc, bạn sẽ có cơ hội nhìn ra những vấn đề nhỏ hàng ngày trông như thế nào trong bức tranh toàn cảnh của cuộc đời bạn.

8. Thay đổi môi trường sống

Cho bản thân một kỳ nghỉ bằng cách tặng cho bản thân những khoảng thời gian cá nhân, tách ra khỏi môi trường sống hiện tại

Nếu nhà bạn bừa bộn và khiến bạn căng thẳng, bạn có thể lái xe đi đâu đó hoặc ra ngoài đi bộ. Bạn sẽ thấy rằng bản thân sẵn sàng để dọn dẹp “bãi chiến trường” khi bạn trở lại.

9. Nhận ra “cò súng” và tìm kiếm “điều thay thế”

Nếu đường đi làm hàng ngày biến bạn trở thành trái banh nóng giận và căng thẳng, hãy tìm một con đường khác hoặc rời khỏi nhà sớm hơn. Bạn có một đồng nghiệp lúc nào cũng tạo tiếng ồn khi di chuyển? Hãy tìm mua những tai nghe cắt giảm tiếng ồn

Mấu chốt ở đây chính là tìm hiểu xem điều gì kích thích cơn giận của bạn. Một khi bạn đã nhận thức được chúng là gì, bạn có thể tránh rơi vào “cái bẫy” của chúng.

Nếu bạn không chắc cơn giận của bạn đến từ đâu, hãy nhắc nhở bản thân dừng lại suy nghĩ khi bạn cảm thấy tức giận. Sử dụng thời gian đó để nghĩ xem điều gì đã khiến bạn trở nên tức giận như vậy. Có phải do một người cụ thể nào đó? Bạn đã làm gì? Bạn đã cảm thấy gì?

10. Tập trung vào những điều bạn trân trọng

Chăm chăm vào những điều không may xảy đến với bạn dường như là điều tự nhiên mà bạn hay làm, nhưng điều này không giúp ích gì được cho bạn cả.

Thay vào đó, hãy tập trung vào những điều tốt đẹp đã xảy ra. Nếu bạn không thể tìm thấy điểm sáng trong ngày của bạn, bạn có thể nghĩ rằng mọi chuyện có thể đã xấu hơn những gì xảy ra, và cảm thấy may mắn vì điều đó.

11. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Bạn cảm thấy giận dữ hoặc buồn bã, điều đó hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu bạn không thể đánh bay tâm trạng tồi tệ hoặc thường xuyên cảm thấy ngập trong giận dữ, bạn nên tìm đến bác sĩ

Nếu cơn giận của bạn ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ và sức khỏe của bạn, nói chuyện với chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn vượt qua được nguồn cơn của giận dữ và giúp bạn phát triển những phương pháp giải quyết tốt hơn.

                                                             Theo Internet

17 loại rau giàu protein và làm thế nào để ăn chúng nhiều hơn

Chế độ ăn đầy đủ các nguồn protein lành mạnh mỗi ngày rất quan trọng. Protein giúp vận hành một số chức năng quan trọng trong cơ thể bạn và giúp bạn duy trì khối lượng cơ bắp.

Khi bạn nghĩ về protein, bít tết hoặc thịt gà có thể xuất hiện ngay trong tâm trí. Nhưng nếu bạn không phải là người ăn nhiều thịt, vẫn có các lựa chọn khác để đảm bảo bạn nạp đủ lượng protein mà cơ thể cần.

Đừng lo lắng, vì có rất nhiều loại rau giàu protein được trồng quanh năm. Chúng rất đa dạng để bạn có thể lựa chọn. Bạn có thể ăn từng loại rau như một món  phụ, hoặc chế biến chúng trong các món chính.

Hãy nhớ rằng hàm lượng protein có thể thay đổi tùy thuộc vào cách bạn chế biến bị từng loại rau. Các số liệu dưới đây sẽ cho bạn biết hàm lượng protein của từng loại rau tương ứng với từng phương pháp chế biến

1. Đậu nành non

Tổng lượng protein: 18,46 gram mỗi cốc (đông lạnh)

Nếu món đậu nành non chỉ được bạn ăn khi đi đến các nhà hàng sushi, thì đã đến lúc bạn có thể bắt đầu thưởng thức nó ngay tại nhà. Đậu nành non chứa protein thực vật lạnh mạnh, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

2. Đậu lăng

Tổng lượng protein: 17,86 gram mỗi cốc (luộc)

Đậu lăng không hẳn là một loại rau – chúng thuộc cây họ đậu. Khi nói đến protein thân thiện với người ăn chay, rẻ tiền và sẵn có, thì khó mà có lựa chọn nào tốt hơn đậu lăng

3. Đậu cúc

Tổng lượng protein:  15.41 gram mỗi cốc (luộc từ đậu khô)

Đậu cúc là món ăn phổ biến trong ẩm thực Mexico. Chúng được sử dụng trong món bánh burrito, ăn kèm với salad, nấu trong súp, hoặc ăn như món phụ. Vì những lợi ích sức khỏe, hãy sử dụng đậu cúc khô khi nấu ăn, hơn là sử dụng đậu cúc đóng hộp

4. Đậu gà

Tổng lượng protein: 14,53 gram mỗi cốc (luộc từ đậu khô)

Đậu gà là một nguyên liệu chính trong món khai vị. Chúng tạo ra hương vị tinh tế, hấp dẫn cho nhiều món ăn.

Thưởng thức đậu gà rang hoặc sử dụng chúng như nguyên liệu chính trong các món cà ri, súp hoặc canh rau.

5. Đậu xanh

Tổng lượng protein: 14,18 gram mỗi cốc (luộc từ đậu khô)

Đậu xanh là một phần của họ đậu. Chúng cung cấp rất nhiều protein cho mỗi khẩu phần ăn. Chúng cũng là một nguồn chất sắt và chất xơ dồi dào.

6. Đậu tằm

Tổng lượng protein: 12.92 gram mỗi cốc (luộc từ đậu khô)

Đậu tằm nhìn giống như đậu xanh non hoặc đậu xanh. Hãy thử thêm những loại đậu dinh dưỡng này vào các món hầm hoặc salad để biến chúng thành những món ăn hấp dẫn và ngon miệng

7. Đậu Lima

Tổng lượng protein: 11,58 gram mỗi cốc (luộc)

Loài cây họ đậu này chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưkali, chất xơ và sắt. Một số người không thích mùi vị của nó, nhưng nấu đậu Lima  theo công thức của món “Đậu Lima Nướng Kiểu Địa Trung Hải” hoặc “Sốt Hummus Đậu Lima” có thể khiến món đậu Lima ngon hơn.

8. Đậu Hà Lan

Tổng lượng protein: 8,58 gram mỗi cốc (luộc)

Bạn không phải là người duy nhất nghĩ rằng đậu Hà Lan không ngon và không hấp dẫn. Nhưng nếu chế biến chúng cùng với nhiều thực phẩm khác sẽ khiến cho món ăn ngon miệng hơn, chẳng hạn như Đậu Hà Lan rang giòn hoặc trong các bánh burger.

9. Hạt dẻ cười (Hạt hồ trăn)

Tổng lượng protein: 5,97 gram mỗi 28 gram hạt (rang khô)

Tách hạt dẻ cười có thể là một thách thức, nhưng nó hoàn toàn xứng đáng để chúng ta nỗ lực tách ra và thưởng thức. Hạt dẻ cười không chỉ ngon mà còn có thể cho vào trong các món nướng, món salad, và như một lớp phủ cho cá.

10. Hạnh nhân

Tổng lượng protein: 5,94 gram mỗi 28 gram hạt (rang khô)

Hạnh nhân rất ngon và bổ dưỡng. Chúng là một nguồn protein, chất béo lành mạnh, và là nguồn vitamin E và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Để lấy được nhiều chất dinh dưỡng nhất, hãy ăn hạnh nhân với lớp da ngoài còn nguyên vẹn

11. Rau mầm Brussels

Tổng lượng protein: 5,64 gram mỗi cốc (luộc từ thực phẩm đông lạnh)

Nếu bạn ghét rau mầm Brussels ngay từ khi còn bé, có lẽ đã đến lúc bạn nên thử lại chúng. Chúng rất ngon được  rang lên, hấp hoặc xé nhỏ và cho vào trong món salad.

12. Hạt Chia

Tổng lượng protein: 4,69 gram mỗi 28 gram hạt (sấy khô)

Những hạt đen nhỏ này chính là một loại siêu thực phẩm. Ngay cả một lượng nhỏ cũng có cả một tấn protein, chất xơ, axit béo omega-3 và các chất dinh dưỡng khác. Bánh Pudding Hạt Chia là một món ăn phổ biến, nhưng đừng ngại thử những hạt này trong các món ăn khác.

13. Ngô ngọt

Tổng lượng protein: 4,68 gram trên 1 bắp lớn (chưa nấu)

Ngô ngọt là ngon và bổ dưỡng. Hãy sử dụng ngô tươi vào mùa hè, hoặc sử dụng ngô đóng hộp để nấu ăn những thời điểm còn lại trong năm.

14. Khoai tây

Tổng lượng protein: 4,55 gram mỗi 1 củ khoai tây vừa (nướng, còn vỏ)

Khoai tây ngon thường có hình dáng xấu. Chúng  có rất nhiều protein và vitamin C và B-6. Hãy thử khoai tây nâu đỏ hoặc khoai tây đỏ để tăng nhiều protein hơn. Nếu bạn ăn được cả vỏ thì càng tốt!

15. Măng tây

Tổng lượng protein: 4,32 gram mỗi cốc (luộc)

Mùa xuân là mùa của măng tây tươi . Hãy thử món ăn ngon lành bằng cách nướng lò hoặc nướng than/lửa hoặc hấp. Bạn cũng có thể cuộn chúng trong thịt ba chỉ để làm thànhmột món ăn chứa đầy protein.

16. Bông cải xanh

Tổng lượng protein: 4,28 gram mỗi 1 cuống bông (luộc)

Chắc chắn là có lý do khiến cha mẹ của bạn luôn khuyến khích bạn ăn loại rau xanh này. Ngoài protein, bông cải xanh còn cung cấp chất xơ, vitamin K và C, và nhiều chất dinh dưỡng hơn nữa Đừng quên ăn cả cuống!

17. Quả bơ

Tổng lượng protein: 4,02 gram mỗi 1 quả bơ (kích thước trung bình)

Bạn có thể làm nhiều món với trái bơ hơn chỉ là làm món xốt bơ. Chế biến nó với món bánh pudding hoặc sinh tố để làm thành một món ănchứa đầy protein.

Theo Internet

Sức khoẻ hoàn hảo

Người có SỨC KHOẺ HOÀN HẢO là người khoẻ mạnh, cân bằng về thể chất, tinh thần, cảm xúc, mối quan hệ xã hội & tâm linh.

– SỨC KHOẺ THỂ CHẤT: Các cơ quan của cơ thể hoạt động hài hoà, không bệnh tật.

– SỨC KHOẺ XÃ HỘI: Là khả năng thiết lập & duy trì các mối quan hệ.

– SỨC KHOẺ CẢM XÚC: là người có khả năng nhận ra cảm xúc của mình, có khả năng ứng phó với stress, giận dữ, có sự cân bằng khi thành công hay thất bại, đau khổ hay vui sướng, tự do thoát khỏi ràng buộc, si mê; có tình yêu thương đối với tất cả sinh vật sống, không có ác cảm hoặc cảm xúc tiêu cực với bất cứ ai.

– SỨC KHOẺ TINH THẦN/ TRÍ TUỆ: Là người có thể phân định đúng sai, có khả năng suy nghĩ rõ ràng & đưa ra quyết định, có khả năng kiểm soát tình huống một cách có ý thức, bình tĩnh, mạnh mẽ trong mọi trường hợp.

– SỨC KHOẺ TÂM LINH: Là người biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình; chỉnh sửa các điểm yếu; biết được ý nghĩa cuộc sống & có mục đích sống, hiểu được các quy luật của cuộc sống để có thái độ & các qui tắc sống đúng đắn.

Ăn sáng trước hay sau khi tập thể dục buổi sáng thì tốt hơn?

Nghiên cứu chỉ ra rằng tập luyện trước bữa sáng đốt cháy mỡ nhiều hơn

 Bởi Sandee LaMotte, CNN

Ăn sáng trước hay sau khi tập thể dục buổi sáng thì tốt hơn? Đề tài tranh luận này đã kéo dài suốt nhiều năm liền.

Nhóm những người đồng ý với ăn trước khi tập cho rằng thức ăn sẽ hỗ trợ tăng cường lượng đường trong máu, cung cấp nhiên liệu cho cơ thể để chịu đựng được luyện tập với cường độ cao và thời gian dài. Thực phẩm sẽ giữ cho cơ thể không bị kiệt sức hay chóng mặt.

Nhóm những người ủng hộ ăn sau khi tập kết luận rằng cơ thể sẽ đốt cháy nhiều mỡ hơn nếu chúng ta nhịn trước khi luyện tập. Một nghiên cứu nhỏ tại UK đã chứng mình cho lập luận này: trong 30 người đàn ông béo phì hay thừa cân, những người luyện tập trước khi ăn đốt cháy lượng mỡ gấp đôi những người ăn sáng trước khi luyện tập.

Đó là do luyện tập mà không có nhiên liệu nạp vào sẽ kích thích cơ thể sử dụng lượng carbs được tích lũy. Khi lượng carbs này nhanh chóng được tiêu hao, cơ thể sẽ đốt cháy các tế bào mỡ

Tuy nhiên, cân nặng của những người ăn sáng sau khi tập không giảm nhiều hơn so với người ăn sáng trước khi tập trong khoảng thời gian 6 tuần nghiên cứu, nhưng việc ăn sáng sau khi tập có những hiệu quả “tích cực và sâu sắc” lên những người nhịn ăn trước khi tập

Bỏ qua bữa ăn trước khi tập luyện khiến cho cơ của đàn ông phản ứng tốt hơn với insulin, chất kiểm soát đường trong máu. Vì thế, giảm thiểu nguy cơ tiểu đường và các bệnh tim mạch

“Nhóm những người luyện tập trước khi ăn sáng tăng khả năng phản ứng với insulin, mặc dù cả hai nhóm (ăn sáng trước và sau khi luyện tập) đều giảm cùng số cân nặng và tăng cơ tương tự nhau”, Javier Gonzalez – Phó Giáo Sư chuyên ngành sức khỏe tại Đại học Bath chia sẻ, “Sự khác biệt duy nhất chính là thời gian đưa thực phẩm vào cơ thể.”

Một nghiên cứu vào năm 2017 của Đại học Bath – cũng được thực hiện bởi Gonzalez và đồng sự – quan sát 10 người đàn ông và tìm ra kết quả tương tự: bởi vì lượng đường trong máu thấp hơn khi nhịn ăn, những người này đốt cháy mỡ nhiều hơn.

Tuy nhiên, những người này đốt cháy calories nhiều hơn nếu họ ăn trước khi luyện tập. Một nghiên cứ vào năm 2010 cũng chỉ ra những kết quả tương tự sau khi quan sát một nhóm 28 người đàn ông khỏe mạnh và rất năng động. 28 người này được chia thành 03 nhóm nhỏ: một nhóm không luyện tập. Hai nhóm được tập chạy và đạp xe vào buổi sáng 04 lần/tuần, một trong hai nhóm ăn trước và nhóm còn lại ăn sau khi luyện tập.

Không có gì bất ngờ khi nhóm không luyện tập đã tăng cân. Nhưng trái ngược với nghiên cứu năm 2017, nhóm ăn sáng trước khi luyện tập cũng tăng cân. Chỉ có nhóm luyện tập cùng nước lọc, và một cái bụng rỗng giữ được cân nặng, đốt cháy mỡ, và giữ được lượng đường trong máu ở mức ổn định

Vậy kết luận là gì? Rất rõ ràng, khoa học cần phải nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này, và thực hiện nghiên cứu với nhóm lớn hơn. Nhưng dựa trên những chứng cứ khoa học trong các nghiên cứu này, dường như luyện tập trước khi ăn nhìn chung tốt cho sức khỏe của bạn hơn, cho dù không phải lúc nào nó cũng giúp làm giảm vòng eo của bạn.

Nếu bạn chọn luyện tập với một cái bụng rỗng, hãy nhớ những mẹo này từ Hiệp Hội Trượt Băng Nghệ Thuật Mỹ (US Figure Skating Association) để giữ cơ của bạn rắn chắc:

– Sử dụng 4R của recovery (hồi phục): rehydrate (cấp lại nước), replenish (cấp lại năng lượng), repair (điều chỉnh) và reinforce (tăng cường)

– Uống nước hoặc thức uống thể thao

– Sau khi tập luyện 15-30 phút, ăn bữa ăn với tỷ lệ carb:protein là 4:1

– Một số lựa chọn thực phẩm cho bạn là trái cây hoặc sữa chua Hy Lạp ít béo, hỗn hợp hạt và trái cây khô, hoặc chuối cùng bơ đậu phộng.

Theo Internet

Yoga là Y Học Lối Sống

Khi bỏ qua nguyên nhân gốc của bệnh tật và từ chối việc ưu tiên các chuẩn mực về lối sống trong công tác phòng chống, cộng đồng y học đang đưa mọi người vào vòng nguy hiểm. Những quốc gia phát triển bị ảnh hưởng bởi lối sống Phương Tây, đang nằm trong tầm ngắm của khủng hoảng sức khỏe, đây chính là kết quả của lối sống thiếu lành mạnh. Các nghiên cứu của dịch, sinh thái, và trị liệu nhấn mạnh rất nhiều lần rằng hầu hết các căn bệnh mãn tính, bao gồm bệnh về tim mạch, ung thư, và tiểu đường loại 2, là kết quả của lối sống với chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, và lười vận động

Trong bài viết này, chúng tôi mô tả cách thực hành y học lối sống và những hiệu quả mạnh mẽ của nó lên “kẻ chủ mưu” của những căn bệnh và cái chết trẻ trong thời đại này. Chúng tôi chứng minh những lợi ích kinh tế mà ngành y học lối sống phòng chống bệnh tật và những hiệu quả mà nó mang đến cho hệ thống sức khỏe của chúng ta: một hệ thống đang đứng trước nguy cơ “phá sản”. Chúng tôi đề xuất những thay đổi cần thiết trước một thảm họa. Nhiều cái chết và nhiều nguyên nhân gây đau đớn, khổ sở, và bệnh tật có thể được phòng tránh nếu cộng đồng y học áp dụng hiệu quả và chia sẻ về sức mạnh của lối sống lành mạnh. Chúng tôi tin tưởng rằng y học lối sống nên trở thành cách tiếp cận chủ chốt với các căn bệnh mãn tính, và quan trọng hơn là cách phòng tránh chúng. Vì thế hệ tương lại, vì sức khỏe của chính chúng ta, và vì Lời Thề Hippocrates mà chúng ta đã tuyên thệ (Tôi thề sẽ không gây thương tổn), cộng đồng y học cần phải hành động ngay. Chúng tôi mong rằng những thông tin trong bài viết này sẽ tạo nguồn cảm hứng cho các đồng nghiệp bác sĩ khác thực hiện những nghiên cứu về y học lối sống, đồng thời, áp dụng chúng vào công tác chăm sóc bệnh nhân hàng ngày. Bây giờ chính là lúc để bắt đầu những thay đổi này.

Rất nhiều người nghĩ rằng y học lối sống là một chuyên khoa khá mới, mặc dù thực tế là ngành y học đã được thực hành hàng ngàn năm. Không giống như ngành y học truyền thống, trọng tâm của y học lối sống không nằm ở việc chữa trị các căn bệnh mãn tính, mà là phòng tránh chúng. Những căn bệnh mãn tính hiện tại là căn nguyên chính của tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, đồng thời ảnh hưởng lớn đến chi phí chăm sóc sức khỏe. Hầu hết các căn bệnh mãn tính này có thể phòng tránh được, và chúng đều là kết quả của lối sống không lành mạnh. Hơn 80% các căn bệnh mãn tính đều có thể phòng tránh bằng cách áp dụng các Phương pháp lối sống lành mạnh. 80% dân số mong muốn có sức khỏe tốt nhưng không biết cách làm thế nào để đạt được. Bác sĩ/nhân viên y tế cung cấp rất ít thông tin việc lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe hiệu quả trong thời gian dài. Việc chấp nhận và thực hành lối sống lành mạnh là một thách thức lớn đối với chúng ta. Việc làm theo những lời khuyên về lối sống có thể cứu sống rất nhiều người khi mà các căn bệnh lối sống là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong trong thế giới hiện đại ngày nay. Cần một bài phân tích đanh thép để có cái nhìn tổng quan về ảnh hưởng của lối sống đến sức khỏe

Vậy tại sao chúng ta lại bị bệnh và chết trước tuổi già? Các căn bệnh về tim mạch và ung thư được xem là hai “sát thủ” và là nguyên nhân của hơn phân nửa các ca tử vong tại Mỹ. Chúng ta đối mặt với những căn bệnh này tại quốc gia giàu có nhất thế giới, nơi có chi phí chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người cao hơn bất kỳ quốc gia phát triển nào, nhưng lại không đem đến hiệu quả tốt đẹp nào. Vấn đề chính là lựa chọn lối sống sai lầm vì những thông tin sai lệch.

Có một sự chuyển dịch mạnh mẽ về các nguyên nhân gây tử vong ở Mỹ trong gần 100 năm qua. Nếu các căn bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân chính gây tử vong ở đầu thế kỷ 20, bệnh tim mạch và ung thư giờ đây đã trở thành nguyên nhân chủ đạo. Thêm vào đó, béo phì và tiểu đường không chỉ góp phần vào bệnh tim mạch và ung thư, mà còn là bệnh lý đi kèm; các căn nguyên chung của chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Cả hai đều là dấu hiệu của sự suy giảm sức khỏe trầm trọng, mỗi căn bệnh tự tạo điều kiện để tăng tỷ lệ mắc bệnh ở người. Điều này có thể thay đổi bằng cách thay đổi cách chúng ta chăm sóc sức khỏe bản thân và sức khỏe của bệnh nhân – thông qua y học lối sống.

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ ra những ảnh hưởng nghiêm trọng của chứng viêm, béo phì, và tiểu đường loại 2, cùng với cái giá của chúng đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi phân tích những dẫn chứng về việc áp dụng y học lối sống có thể tạo nên sự tha đổi không chỉ ở dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mà còn tạo ra ảnh hưởng to lớn cho các căn bệnh mãn tính.

Y học lối sống chỉ ra những Phương pháp thực hành cơ bản, giúp kéo dài sự sống và có thể giúp bệnh nhân sống lâu và khỏe hơn, ít mắc bệnh hơn, và có được chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn. Phương pháp điều trị trong y học lối sống chính là ăn uống lành mạnh, sống năng động, cân nặng phù hợp, và quản lý cảm xúc một cách linh hoạt. Chúng tôi gọi “vùng đỏ” – tỷ lệ dân số Phương Tây thất bại trong việc áp dụng lối sống đó. Lối sống đóng vai trò đáng kể đối với sức khỏe; lối sống thiếu lành mạnh dẫn đến sức khỏe yếu kém, và lối sống lành mạnh sẽ mang đến sức khỏe viên mãn.

¼ sức khỏe của chúng ta có thể được cải thiện bằng cách áp dụng chế độ ăn chay hoàn toàn; luyện tập ở mức trung bình, và linh hoạt với cảm xúc. Chế độ ăn chay tăng cường khả năng dung nạp thực phẩm giàu dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm từ động vật (bao gồm sữa) và thực phẩm chế biến sẵn. Thực hiện chế độ ăn chay đồng nghĩa với một chế độ ăn chống lại chứng viêm. Ăn chay sẽ tăng cường việc dung nạp rau xanh, củ quả, trái cây, các loại đậu, và ngũ cốc nguyên cám, biến chúng thành thực phẩm thiết yếu. Lợi ích của ăn chay được chứng minh có liên quan đến việc điều trị của bệnh tim mạch, và các căn bệnh ác tính khác. Thêm vào đó, chế độ ăn chống lại chứng viêm có những lợi ích cho người bị béo phì và tiểu đường, hai yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch và nhiều trường hợp ung thư. Lợi ích của áp dụng lối sống lành mạnh có rất nhiều tư liệu dẫn chứng. Một lối sống thiếu lành mạnh có liên quan rất lớn với nhiều căn bệnh mãn tính, và có thể tạo ra những tác động lớn đến sự đoán sự phát triển của bệnh. Chúng tôi tóm tắt những dẫn chứng liên quan đến các bệnh về tim mạch và ba căn bệnh ác tính phổ biến nhất: ung thư ruột, ung thư tuyến tiền liệt, và ung thư vú.

Tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường

Nếu bạn được chẩn đoán tiền tiểu đường, điều đó có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Nhưng, nó không đủ cao để kết luận bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn không điều trị, tiền tiểu đường có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ.

Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), tiền tiểu đường có thể điều trị phục hồi. Việc điều trị có thể bao gồm thay đổi lối sống, chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục, và sử dụng thuốc. Theo như Mayo Clinic, nếu bạn bị tiền tiểu đường và không thay đổi lối sống, nó sẽ phát triển thành tiểu đường loại 2 trong vòng 10 năm.

Bước đầu tiên để điều trị tiền tiểu đường là hiểu tiền tiểu đường có nghĩa là gì. Đọc để học nhiều hơn về căn bệnh này và những gì bạn có thể làm.

Những tên gọi khác

Bác sĩ của bạn có thể gọi tiền tiểu đường bằng các tên gọi sau:

• Giảm dung nạp glucose (IGT), nghĩa là  lượng đường trong máu cao hơn bình thường sau khi ăn

• Giảm dung nạp glucose lúc đói (IFG), có nghĩa là lượng đường trong máu cao hơn bình thường vào buổi sáng trước khi ăn

• Xét nghiệm HbA1c (xét nghiệm máu giúp kiểm tra lượng glucose (lượng đường) gắn với hemoglobin trong tế bào hồng cầu) trong mức 5,7 đến 6,4%.

Các triệu chứng của tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường không có triệu chứng rõ ràng. Vài người có thể gặp các tình trạng có liên quan đến kháng insulin, như hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh gai đen – liên quan đến sự phát triển của những mảng da tối màu, dày, và mềm mượt. Sự đổi màu này thường xuyên xảy ra ở các khu vực:

• Khuỷu tay

• Đầu gối

• Cổ

• Nách

• Các đốt ngón tay

Nếu bạn được chuẩn đoán bị tiền tiểu đường, việc tham khảo ý kiến của bác sỹ là rất quan trọng nếu bạn có những triệu chứng sau:

• Thường xuyên khát nước

• Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm

• Mệt mỏi

• Mờ mắt

• Những vết loét hoặc vết đứt (vết cắt) không mọc da non

Đây là những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường loại 2, và có thể là dấu hiệu chỉ ra rằng tiền tiểu đường của bạn đã phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2. Bác sỹ có thể chạy 1 loạt các xét nghiệm để xác nhận điều này.

Nguyên nhân của bệnh Tiền tiểu đường

Tuyến tụy tiết ra 1 loại hormone gọi là insulin khi bạn ăn để các tế bào trong cơ thể bạn có thể lấy đường trong máu để bổ sung năng lượng cho các tế bào. Đó là cách insulin làm giảm lượng đường trong máu. Nếu bạn bị mắc chứng tiền tiểu đường, các tế bào không hấp thụ được insulin, đây gọi là kháng Insulin.

Nguyên nhân gây kháng insulin vẫn chưa rõ.  Theo Mayo Clinic, tiền tiểu đường có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố lối sống và di truyền.

Những người thừa cân và ít vận động có nguy cơ bị tiền tiểu đường khá cao

Yếu tố nguy cơ dẫn đến tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng có 1 số yếu tố gia tăng tỷ lệ của bệnh. Nếu bạn có độ tuổi từ 40 trở lên và có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể ) cao hơn 25, bạn cần nên đi gặp bác sĩ để xét nghiệm tiền tiểu đường.

Một tác nhân khác là khi cơ thể bạn trữ mỡ quanh eo nhiều hơn hông. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đo xem vòng eo của bạn có hơn 40 inches (nếu là nam) và hơn 35 inches (nếu là nữ) hay không.

Một tác nhân khác nữa của bệnh là do ít vận động

Chẩn đoán tiền tiểu đường như thế nào?

Bác sĩ cần làm xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác.  Nghĩa là cần phải lấy một mẫu máu để gửi đến phòng thí nghiệm. 

Kết quả có thể thay đổi tùy thuộc vào loại thử nghiệm. Theo NIH, bạn nên làm xét nghiệm tương tự hai lần để có kể quả chính xác. Các thiết bị đo nồng độ glucose, chẳng hạn như kiểm tra bằng ngón tay, không được sử dụng để chẩn đoán. Thay vào đó, bác sĩ sẽ sử dụng một hoặc hai trong số các xét nghiệm này:

Xét nghiệm huyết sắc tố A1c

Xét nghiệm huyết sắc tố A1c còn được gọi là xét nghiệm A1c hoặc xét nghiệm HbA1c, đo mức đường huyết trung bình của bạn trong vòng 2-3 tháng qua. Xét nghiệm này không yêu cầu nhịn ăn và có thể được thực hiện bất cứ lúc nào.

Nếu mức A1c của một người từ 5,7 đến 6,4 phần trăm là đã mắc chứng tiền tiểu đường. Xét nghiệm A1c thứ hai được khuyến nghị thực hiện để xác nhận kết quả. A1c càng cao, nguy cơ tiền tiểu đường của bạn sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2 càng cao.

Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (FPG)

Trong bài kiểm tra FPG, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn trong tám giờ hoặc qua đêm. Trước khi bạn ăn, một chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ lấy mẫu máu để xét nghiệm.

Nồng độ đường trong máu là 100-125 miligam mỗi decilít (mg / dL) đươc xác nhận đã mắc chứng tiền tiểu đường.

Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống (OGTT)

Xét nghiệm OGTT cũng yêu cầu nhịn ăn. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức đường huyết của bạn hai lần, một lần vào đầu cuộc hẹn và sau đó hai giờ sau khi bạn uống đồ uống có đường.mNếu mức đường trong máu là 140-199 mg / dL sau hai giờ, thì xét nghiệm cho thấy IGT, hoặc tiền tiểu đường.

Cách điều trị tiền tiểu đường

Điều trị tiền tiểu đường cũng có thể được coi là ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị tiền tiểu đường, họ sẽ đề nghị bạn thay đổi lối sống. Một nghiên cứu được gọi là Chương trình phòng chống bệnh tiểu đường cho thấy tỉ lệ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khoảng 58% ở những người thay đổi lối sống  trong thời gian dài.

Các cách phổ biến nhất để ngăn ngừa tiền tiểu đường là:

•  Duy trì chế độ ăn  giàu chất xơ

•  Tập thể dục thường xuyên

•  Giảm cân

•  Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ

Một số người mắc bệnh tiểu đường chọn sử dụng các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế (CAM) để kiểm soát tình trạng của họ. Phương pháp điều trị CAM có thể bao gồm ăn thực phẩm bổ sung, thiền và châm cứu. Luôn luôn kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị CAM nào vì chúng có thể phản ứng với các loại thuốc bạn đang sử dụng.

Chế độ ăn ít carbohydrate

Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít carbohydrate giúp cải thiện kiểm soát đường huyết, kháng insulin và cân nặng. Nhiều người coi một lượng carbohydrate 21-70 gram mỗi ngày là chế độ ăn ít carbohydrate, nhưng hiện tại không có định nghĩa tiêu chuẩn nào cho low-carbs. Theo một bài báo, ăn ítcarbohydrate  có thể hỗ trợ điều trị cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, nhưng hầu hết các dữ liệu đến từ các nghiên cứu trong thời gian ngắn.Mặc dù những dữ liệu này không đề cập cụ thể đến tiền tiểu đường, nhưng chúng ta cũng có thể cân nhắc áp dụng tương tự chonhững người bị tiền tiểu đường.

Chế độ ăn ít carbohydrate không được khuyến nghị cho những người bị cholesterol cao, thận hoặc bệnh tim. Trao đổi với bác sĩ của bạn trước khi thực hiện những thay đổi lớn trong chế độ ăn uống của bạn.

Biến chứng

Nếu bạn không điều trị, tiền tiểu đường có thể phát triển thành tiểu đường loại 2 và các biến chứng khác như:

  • Tim mạch
  • Đột quỵ
  • Tổn thương dây thần kinh
  • Tổn thương thận
  • Tổn thương mắt
  • Tổn thương chân, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và phải phẫu thuật cắt bỏ chân
  • Nhiễm trùng da
  • Có vấn đề với thính giác
  • Alzheimer

 Tin vui là tiền tiểu đường đường có thể phục hồi nhờ thay đổi lối sống                              

            Ăn nhiều:

  • Các loại cá chứa nhiều chất béo omega-3 như cá hồi và cá ngừ
  • Rau củ
  • Trái cây
  • Thức ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên cám

            Ăn ít:

  • Dưới 1,500mg sodium mỗi ngày
  • Thức uống chứa cồn, hoặc hạn chế chỉ uống 1 ly/ngày
  • Thức ăn chứa đường bổ sung và chất béo không lành mạnh
  • Tiền tiểu đường có thể điều trị. Bạn có thể phòng chống hoặc làm chậm tiến trình phát triển của tiền tiểu đường và tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống
  • Một nghiên cứu của NIH chỉ ra rằng mỗi khi bạn giảm 5-7% cân nặng, sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường. Những người tham gia vào nghiên cứu tuân thủ chế độ ăn ít béo, ít calorie và luyện tập 5 lần/tuần, mỗi lần 30 phútLối sống lành mạnh bao gồm những điều sau:Ăn đúngThức ăn giàu chất xơ như trái cây, rau củ, và ngũ cốc nguyên cám, sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu về sức khỏe. Theo như Mayo Clinic, đây chính là các nguyên tắc trong chế độ ăn của người Địa Trung Hải.Tập luyện nhiều hơnBạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng việc luyện tập thường xuyên. Chỉ cần 30 phút của bất kỳ hình thức luyện tập nào hỗ trợ tăng nhịp tim đạt được tỷ lệ nhịp tim như mong muốn, chẳng hạn như đi bộ hầu hết các ngày trong tuần là hình thức luyện tập được đề cửNhững cách phối hợp các hoạt động thể thao vào nếp sống hàng ngày của bạn:
  • Đạp xe đi làm
  • Đi bộ thay vì lái xe hoặc đi xe bus
  • Tập gym
  • Tham gia các môn thể thao đồng đội
  • Theo American Diabetes Association (Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ), bạn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 58% nếu dành 30 phút luyện tập mỗi ngày và giảm đi 5-10% cân nặng

Theo Internet