Theo Ayurveda, trong những giai đoạn đầu tiên, người bệnh có thể không hoàn toàn ý thức được bất kỳ sự thay đổi của cơ thể. Bệnh hình thành ở những giai đoạn sau và được đặt tên tuỳ theo triệu chứng.
GIAI ĐOẠN 1. TÍCH TỤ (Accumulation)
Đây là giai đọan đầu của quá trình bệnh hình thành. Giai đoạn này sự mất CÂN BẰNG bắt đầu diễn ra và ngày càng nhiều hơn. Vị trí chính của sự mất cân bằng là ở hệ tiêu hoá. Các triệu chứng có thể xảy ra nhưng rất khó cảm nhận nên người ta không hoàn toàn ý thức được.
GIAI ĐOẠN 2. TRẦM TRỌNG (Aggravation)
Sự mất CÂN BẰNG tích tụ khá nhiều tại vị trí chính là ở hệ tiêu hoá. Sự mất CÂN BẰNG ở hê tiêu hoá tích luỹ qua chế độ ăn uống, LỐI SỐNG. Người ta có thể nhận ra triệu chứng giống như là 1 phản ứng đối với thực phẩm và đôi khi không quan tâm đến triệu chứng này. Trong 1 số trường hợp, người ta có thể điều trị triệu chứng này nhưng vẫn không thay đổi cách LỐI SỐNG. Nếu ngừng ăn những thực phẩm gây mất cân bằng hoặc thay đổi lối sống gân xáo trộn cơ thể, chúng ta có thể làm dịu bớt tình trạng mất cân bằng. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục tích luỹ các ăn uống, lối sống như cũ thì sự mất cân bằng sẽ di chuyển từ hệ tiêu hoá sang những nơi khác trong cơ thể.
GIAI ĐOẠN 3. ĐẦY TRÀN (Overflow)
Sự mất CÂN BẰNG di chuyển đến hệ bạch huyết và hệ tuần hoàn và bất cứ nơi nào trên cơ thể. Các triệu chứng có thể được cảm nhận nhe và tạm thời ở những nơi khác nhau trên cơ thể. Sự mất CÂN BẰNG này di chuyển nhiều nơi và dừng lại tại 1 nơi nào đó.
GIAI ĐOẠN 4. DI CĂN (Relocation)
Sự mất CÂN BẰNG sẽ trụ lại 1 nơi yếu nhất & nơi đó sẽ có những biểu hiện lặp đi lặp lại, tăng tần suất và cường độ mở rộng phạm vi.
LỐI SỐNG, ăn uống vẫn không thay đổi sẽ làm cho tình trạng này ngày càng trở nên tệ hơn.
GIAI ĐOẠN 5. BIỂU HIỆN (Manifestation)
Đây là giai đoạn các triệu chứng biểi hiện mạnh mẽ, người ta bắt đầu tìm đến các cơ sớ y tế để chấn đoán và khám bệnh.
GIAI ĐOẠN 6. ĐA DẠNG HOÁ (Diversification)
Giai đoạn này sự mất CÂN BẰNG thể hiện rõ rệt tại vị trí di căn & làm rối loạn các chức năng trong cơ thể.
Việc điều trị triệu chứng được tiến hành bằng các phương pháp Tây y như uống thuốc, mổ xẻ không thể thay đổi được gốc rễ của vấn đề, đó là thói quen ăn uống và LỐI SỐNG.
Do đó, nếu chú ý việc ăn uống, LỐI SỐNG ngay từ đầu như là cách PHÒNG BỆNH thì bệnh sẽ không diễn ra. Đến khi bệnh đã hình thành, để đảo ngược là một quá trình khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì và kỷ luật.
Theo sức khoẻ Yoga, lối sống thuận theo tự nhiên, kỷ luật liên quan đến 5 nguyên tắc. Áp dụng nghiêm túc 5 nguyên tắc này sẽ giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh về thể chất, cảm xúc, tinh thần….
1. TẬP THỂ DỤC ĐÚNG
Nếu chỉ tập trung phát triển cơ bắp không có nghĩa là đủ để mang lai sức khoẻ. Các bài tập đúng cần tập trung vào sự khoẻ mạnh của cột sống, giúp cột sống có sức mạnh & dẻo dai. Cột sống chứa hệ thống thần kinh quan trọng nhất. Khi cột sống mạnh khoẻ, tuần hoàn máu tăng lên, hệ thần kinh được đảm bảo dưỡng chất và oxy. Ngoài ra, các bài tập cần tác động lên tất cả các bộ máy bên trong cơ thể, hệ thống nội tiết, các cơ quan, cơ bắp.
2. HÍT THỞ ĐÚNG
Hơi thở bình thường chỉ đủ cho một phần dung tích của phổi.Do đó chúng ta thiếu khí, thiếu năng lượng. Các tế bào, cơ quan trong cơ thể không đủ không khí, do đó dẫn đến đau nhức và bệnh tật. Việc hít thở sâu bằng bụng, kết hợp các bài tập hít thở cân bằng sẽ giúp cơ thể có nhiều sức sống.
3. THƯ GIÃN ĐÚNG
Thư giãn là cách sạc lại năng lượng cho cơ thể, tâm trí. Đi du lịch quá nhiều, “nghỉ ngơi” bằng cách lướt facebook hay bận rộn trên các trang mạng xã hội là cách làm mất thêm năng lượng. Sư thư giãn hoàn toàn sẽ giúp tâm trí, tinh thần trở nên nhẹ nhàng, thoải mái.
4. ĂN UỐNG ĐÚNG
Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hoá, thực ăn phát triển dưới ánh nắng mặt trời, thức ăn tự nhiên sẽ giúp tăng cường sức khoẻ. Chế độ ăn đúng phù hợp với cơ thể sẽ giúp mang lại sức sống, trí tuệ, sự thanh thản, nhẹ nhàng.
5.TƯ DUY TÍCH CỰC
Sự tích cực trong suy nghĩ, lối sống giúp cơ thể khoẻ mạnh, hạnh phúc. Thiền định hay là sự tập trung vào hơi thở giúp tâm trí được lắng dịu, không còn xáo động, đem đến trạng thái bình an.
– Một chiếc xe hơi mới và xịn. – 1 chiếc xe hơi đủ điều kiện hoạt động tốt, phù hợp nhu cầu, không quá quan trọng hình thức, nhãn hiệu. Thông thường chúng ta dành thời gian nghĩ về chiếc xe trước khi đầu tư nhưng ít có thời gian nghĩ về NGƯỜI TÀI XẾ CÓ TRÁCH NHIỆM
Một chiếc xe cần 5 yếu tố chính: Hệ thống bôi trơn, bình điện, hệ thống làm mát, xăng phù hợp và 1 người lái xe giỏi, có trách nhiệm. Tương tự, sức khoẻ tốt theo quan điểm 5 nguyên tắc Yoga được so sánh với 5 yếu tố của chiếc xe:
1. Thể dục đúng
Như hệ thống bôi trơn của chiếc xe – có vai trò bôi trơn khớp, cơ, dây chằng, gân và các bộ phận khác bằng cách tăng tuần hoàn máu và sự linh hoạt của cơ thể.
2. Hít thở đúng
Như là bình điện của chiếc xe. Hít thở đúng & sâu giúp cơ thể đầy đủ oxy, giải phóng khí thải giúp trẻ hoá tinh thần & thể chất.
3. Thư giãn đúng
Như hệ thống làm mát, bộ tản nhiệt của xe. Khi cơ thể làm việc quá sức thì sẽ giảm hiệu quả. Thư giãn là cách nạp năng lượng tự nhiên cho cơ thể.
4. Ăn uống đúng
Là cách sử dụng đúng lại xăng cho xe hay cách ăn uống các loại thức ăn phù hợp cho cơ thể. Ăn sai cách làm cơ thể phải mất thêm năng lượng để tiêu hoá và gây ra bệnh tật do một số thức ăn không đào thải được.
5. Tư duy tích cực và thiền định
Là người tài xế có trách nhiệm.
Khi tư duy tích cực, tâm trí tập trung, vững vàng, nội lực mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt sẽ kiểm soát được tất cả mọi cảm xúc, phân định đúng sai, do đó sẽ biết được những gì nên làm, những gì không nên để giữ gìn sức khoẻ. NGƯỜI TÀI XẾ CÓ TRÁCH NHIỆM chính là chúng ta, là người có tư duy tích cực, biết chăm sóc giữ gìn bản thân, giữ cho chiếc xe (cơ thể vật chất) của mình luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
Tất cả chúng ta đều có sức khỏe tinh thần và tất cả chúng ta đều có thể gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần, bất kể địa vị. Nhưng những nguy cơ về sức khỏe tinh thần không được phân bổ đồng đều.
Khả năng phát sinh vấn đề sức khỏe tinh thần của chúng ta bị ảnh hưởng bởi cơ chế sinh học của mỗi cá nhân, hoàn cảnh sinh ra, lớn lên, sinh sống và tuổi tác của từng người.
Những người phải đối mặt với những bất lợi trong cuộc sống nhiều hơn cũng phải đối mặt với những rủi ro đối với sức khỏe tinh thần của họ nhiều hơn người khác.
Sự phân bổ không đồng đều các nguy cơ đối với sức khỏe tinh thần được gọi là sự bất bình đẳng về sức khỏe tinh thần.
Báo cáo này mô tả mức độ bất bình đẳng góp phần như thế nào vào sức khỏe tinh thần ở mức thấpmtại Anh hiện nay. Báo cáo giải thích cách mà những tình huống cụ thể tạo nên những rủi ro với các cá nhân như thế nào và thảo luận về các cộng đồng đang đối mặt với nguy cơ này.
Báo cáo dùng trường hợp có thể để chứng minh rõ ràng về lý do tại sao giải quyết bất bình đẳng có thể giúp giảm tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tinh thần và đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ về hành động liên ngành đối với sức khỏe tinh thần. Báo cáo kết thức bằng việc đề xuất các hành động để giải quyết bất bình đẳng về sức khỏe tâm thần.
Trong nhiều thế kỷ, sức khỏe tinh thần kém đã bị bỏ qua, hiểu lầm, bị kỳ thị và bị đối xử không đúng cách trong một thời gian dài. Phần lớn điều này hiện đang thay đổi, mặc dù sự hiểu lầm và sự kỳ thị vẫn chưa hoàn toàn được loại bỏ.
Là một xã hội, chúng ta có một số cách để ngăn chặn mức độ của các vấn đề sức khỏe tinh thần và thiệt hại của chúng đối với sức khỏe cá nhân, và sức khỏe tập thể được nhận rađầy đủ và đáp ứng toàn diện. Giảm các vấn đề sức khỏe tinh thần và ảnh hưởng của chúng cần phải có nỗ lực khẩn cấp và tận tâm nhất từ nền y tế công cộng của thế hệ chúng ta.
Như bài viết này sẽ chỉ ra, giải quyết các bất bình đẳng xã hội, kinh tế, văn hóa và môi trường sẽ đưa chúng ta đi trên một chặng đường dài để đạt được mục tiêu này.
Mất cảm giác ngon miệng xảy ra khi bạn không muốn ăn. Có nhiều yếu tố khác nhau gây ra sự ăn không ngon , bao gồm các vấn đề sức khỏe về bệnh tinh thần và thể chất.
Nếu việc ăn không ngon của bạn kéo dài hơn một vài ngày, nó có thể gây giảm cân hoặc suy dinh dưỡng.
Không thèm ăn có thể gây khó chịu cho bất cứ ai, đặc biệt là những người thiếu cân và cố gắng tăng cân.
Bài viết này liệt kê 16 cách dễ dàng để tăng sự thèm ăn của bạn.
1. Ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày
Ăn ba bữa đầy đủ có vẻ như là một nhiệm vụ đầy thách thức khi bạn không có cảm giác thèm ăn lành mạnh.
Để có động lực hơn khi ăn là chia ba bữa ăn chính của bạn thành năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ hơn.
Khi sự thèm ăn của bạn được cải thiện, bạn có thể bắt đầu tăng khẩu phần của những bữa ăn này, hoặc thêm nhiều thực phẩm để tiêu thụ nhiều calo hơn trong suốt cả ngày.
Ví dụ: nếu bạn đang ăn bánh sandwich cá ngừ, hãy kết hợp một ít rau và phô mai để thêm nhiều calo và chất dinh dưỡng.
TỔNG KẾT: Ăn năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì ba bữa ăn lớn. Khi sự thèm ăn của bạn được cải thiện, bạn có thể bắt đầu tăng khẩu phần và thêm nhiều thực phẩm hơn.
2. Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng
Những người có khẩu vị kém có xu hướng ăn calo rỗng như kẹo, khoai tây chiên, kem và đồ nướng để tăng cân.
Mặc dù những loại thực phẩm này có vẻ ngon miệng và chứa lượng calo cao, chúng vẫn không phải là thực phẩm tốt vì chỉ cung cấp rất ít chất dinh dưỡng.
Thay vào đó, nên tập trung vào các loại thực phẩm cung cấp cho bạn lượng calo và một loạt các chất dinh dưỡng như protein và chất béo lành mạnh.
Ví dụ: thay vì ăn tráng miệng bằng kem, bạn có thể ăn 1 cốc sữa chua Hy Lạp đơn giản. Thêm một số quả mọng và quế cho ngọt.
Tương tự, nếu bạn thích ăn pizza, bạn có thể tự làm và thêm rau và một số protein để có thêm chất dinh dưỡng.
TỔNG KẾT: Giảm lượng calo tiêu thụ của bạn. Thay vào đó, hãy chọn các loại thực phẩm bổ dưỡng hơn có chứa protein, chất béo lành mạnh và ngũ cốc.
3. Thêm nhiều calo cho bữa ăn của bạn
Một cách khác để tăng sự thèm ăn của bạn và đảm bảo bạn ăn đủ trong ngày là thêm nhiều calo vào bữa ăn.
Một cách để làm điều này là nấu các loại thực phẩm của bạn với các thành phần đậm đặc calo như bơ sữa, bơ từ các loại hạt, dầu ô liu hoặc sữa nguyên chất.
Ví dụ:
Thêm 45 calo: Nấu trứng với bơ.
Thêm 80 calo: Nấu bột yến mạch với sữa nguyên chất thay vì nước.
Thêm 80 calo: Thêm một ít dầu ô liu và trái bơ vào món salad của bạn.
Thêm 100 calo: Phết một ít bơ đậu phộng lên lát táo cho một bữa ăn nhẹ.
Những bổ sung đơn giản như thế này có thể thêm nhiều calo lành mạnh hơn vào bữa ăn của bạn và tăng tổng lượng calo của bạn.
TỔNG KẾT: Thêm các nguyên liệu giàu calo cho bữa ăn của bạn để tiêu thụ nhiều calo hơn trong suốt cả ngày.
4. Biến bữa ăn thành một hoạt động xã hội thú vị
Nấu ăn và ăn một bữa ăn với người khác có thể giúp kích thích sự thèm ăn của bạn hơn là ăn một mình.
Để làm cho thực phẩm hấp dẫn hơn khi ăn, bạn có thể mời bạn bè và gia đình đến ăn chung với bạn. Nếu họ không thể đến, hãy thử ăn trong khi xem TV.
Những phương pháp này có thể hỗ trợ chuyển sự chú ý của bạn khỏi thực phẩm. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy rằng ăn với bạn bè có thể tăng lượng thức ăn lên 18% và ăn trong khi xem TV có thể tăng 14%.
Biến bữa ăn thành những dịp để xã hội hóa và giải trí có thể giúp bạn thưởng thức món ăn của mình nhiều hơn và có thể làm tăng sự thèm ăn.
TỔNG KẾT: Hãy ăn với bạn bè và gia đình, hoặc ăn khi xem TV, có thể khiến bạn mất tập trung vào những thực phẩm bạn đang ăn và khiến bạn ăn nhiều hơn.
5. Lừa bộ não của bạn với những chiếc đĩa có kích cỡ khác nhau
Nếu bạn chán ăn, việc nhìn thấy khẩu phần ăn lớn có thể khiến bạn cảm thấy quá tải và chán nản.
Một cách để tránh cảm giác choáng ngợp là lừa bộ não của bạn nghĩ rằng bạn vẫn đang ăn khẩu phần nhỏ. Bạn có thể làm điều này bằng cách để thức ăn của bạn trên một đĩa lớn thay vì một đĩa nhỏ.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng kích thước đĩa có thể khiến bạn dung nạp khẩu phần thức ăn lớn hơn. Điều này đúng ngay cả khi bạn không thích đồ ăn nhiều như vậy
Nói cách khác, bạn có thể ăn nhiều thức ăn hơn nếu bạn xếpchúng trong một chiếc đĩa lớn hơn. Điều này có thể làm tăng lượng calo hàng ngày của bạn, đặc biệt nếu bạn ăn thực phẩm có lượng calo cao.
TỔNG KẾT: Để thức ăn của bạn trên các đĩa lớn hơn có thể giúp bạn tiêu thụ những phần lớn hơn và ăn nhiều hơn.
6. Xếp lịch bữa ăn
Đói bụng là dấu hiệu nhắc chúng ta phải ăn. Tuy nhiên, nếu bạn không đói, bạn sẽ không dựa vào sự thèm ăn của mình để nhắc nhở bản thân đã đến giờ ăn.
Nếu đây là vấn đề của bạn, hãy thử lên lịch cho bữa ăn của bạn và đặt lời nhắc vào mỗi giờ ăn để đảm bảo bạn ăn thường xuyên.
Ngoài ra, có một lịch trình bữa ăn đều đặn rất quan trọng để kích thích sự thèm ăn, giúp bạn tiêu thụ đủ lượng calo và chất dinh dưỡng mỗi ngày.
TỔNG KẾT: Lên lịch và thiết lập lời nhắc cho bữa ăn có thể giúp bạn thúc đẩy sự thèm ăn và theo dõi lượng thức ăn của bạn.
7. Đừng bỏ bữa sáng
Tiêu thụ bữa sáng hàng ngày rất quan trọng khi bạn muốn tăng sự thèm ăn và tăng cân.
Một nghiên cứu đánh giá cho thấy bỏ bữa sáng có thể khiến bạn ăn ít hơn trong suốt cả ngày, điều này trái ngược với những gì bạn muốn
Hơn nữa, bữa sáng giúp tăng hiệu quả sinh nhiệt của cơ thể, khiến bạn đốt cháy nhiều calo hơn trong suốt cả ngày. Điều này có thể làm tăng sự thèm ăn của bạn
Nếu bạn đang cố gắng ăn nhiều hơn, ăn sáng mỗi ngày cũng quan trọng như có bữa ăn đều đặn trong suốt cả ngày.
TỔNG KẾT: Ăn bữa sáng mỗi ngày có thể thúc đẩy sự thèm ăn của bạn và tăng sinh nhiệt, điều này có thể thúc đẩy bạn ăn nhiều hơn.
8. Ăn ít chất xơ
Chế độ ăn giàu chất xơ đã được chứng minh là thúc đẩy cảm giác no và giảm lượng calo cho những người muốn giảm cân.
Mặc dù thực phẩm giàu chất xơ được khuyến nghị trong chế độ ăn uống cân bằng, chúng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và giữ cho bạn cảm thấy no lâu hơn. Vì vậy, bạn có thể điều chỉnh thực phẩm nạp vào nếu bạn đang muốn tăng sự thèm ăn.
Ăn một chế độ ăn ít chất xơ có thể khiến bạn không cảm thấy quá no, và có thể giúp bạn ăn nhiều hơn trong ngày.
TỔNG KẾT: Giảm lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm cảm giác no và khiến bạn ăn nhiều thực phẩm hơn trong ngày.
9. Uống calo
Uống calo có thể là một cách làm tăng lượng calo nạp vào của bạn, hơn là phải nhai thức ăn khi bạn không cảm thấy quá đói.
Một cách để uống calo là thay thế một số bữa ăn của bạn bằng thức uống giàu dinh dưỡng, nhiều calo.
Sinh tố, sữa lắc và nước trái cây đều có thể là thức uống thay thế bữa ăn. Hãy thử làm chúng bằng cách sử dụng các nguyên liệu bổ dưỡng như trái cây và rau quả.
Bạn cũng có thể thêm các nguồn protein tốt như sữa nguyên chất, sữa chua hoặc bột protein để có thêm calo và chất dinh dưỡng.
TỔNG KẾT: Uống calo và chất dinh dưỡng thay vì ăn chúng có thể giúp thúc đẩy bạn hấp thu thức ăn.
10. Kết hợp đồ ăn nhẹ lành mạnh
Ăn những bữa ăn chính có thể là điều đáng sợ, trong khi những bữa ăn nhẹ có thể thuận tiện hơn và tốn ít công sức hơn để tăng lượng thức ăn nạp vào của bạn.
Thức ăn nhẹ cũng rất hữu ích nếu bạn đang phải di chuyển.
Tuy nhiên, bữa ăn nhẹ không thể thay thế bữa chính của bạn, mà là để bổ sung cho chúng. Vì vậy, tránh ăn bữa ăn nhẹ gần với bữa ăn chính, bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn.
Dưới đây là một số ví dụ về thức ăn nhẹ lành mạnh:
Trái cây như chuối, táo và cam
Thanh protein hoặc thanh granola
Sữa chua Hy Lạp hoặc phô mai và trái cây
Bơ và bánh quy giòn
Thức ăn mặn như bỏng ngô hoặc hỗn hợp hạt và trái cây khô
TỔNG KẾT: Ăn thức ăn nhẹ tốt cho sức khỏe trong suốt cả ngày có thể giúp tăng lượng calo và tăng khẩu vị của bạn.
11. Ăn nhiều thực phẩm yêu thích của bạn
Logic cho quy tắc này khá đơn giản – chọn thực phẩm bạn thích.
Khi bạn ngồi trước một món ăn mà thích, bạn sẽ có xu hướng ăn nó nhiều hơn một món ăn mà bạn thấy không hấp dẫn
Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn có thể chọn ăn gì, bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và thường xuyên hơn so với khi bạn không được lựa chọn thực phẩm của mình
Để đảm bảo bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm đó, điều quan trọng là bạn phải dành thời gian để lên kế hoạch và chuẩn bị trước để bạn luôn có sẵn chúng.
Tuy nhiên, nếu thực phẩm yêu thích của bạn không lành mạnh – chẳng hạn như từ các nhà hàng thức ăn nhanh – bạn có thể thử nấu chúng bằng những nguyên liệu lành mạnh hơn để làm cho chúng bổ dưỡng hơn.
TỔNG KẾT: Ăn nhiều thực phẩm bạn thích. Điều này sẽ giúp thúc đẩy bạn ăn và kích thích sự thèm ăn của bạn.
12. Sử dụng các loại thảo mộc và gia vị
Một số thực phẩm có thể trì hoãn tiêu hóa và tạo ra khí gas, điều này có thể dẫn đến cảm giác “nặng bụng” và làm giảm sự thèm ăn của bạn.
Gia vị và thảo mộc có thể giúp giản đầy hơi và cải thiện sự thèm ăn của bạn. Chúng cũng có thể kích thích sản xuất mật để tạo điều kiện cho tiêu hóa chất béo
Một số ví dụ về các loại thảo mộc và gia vị trị bệnh là cây thì là, bạc hà, hạt tiêu đen, rau mùi, bạc hà, gừng và quế
Cùng với việc giúp giảm cảm giác “nặng bụng”, những loại thảo mộc và gia vị này có thể giúp bữa ăn của bạn hấp dẫn hơn. Khi thức ăn của bạn có mùi và vị dễ chịu, nó có thể kích thích sự thèm ăn của bạn.
Thuốc đắng là một loại chế phẩm thảo mộc khác, có thể giúp tăng cảm giác ngon miệng bằng cách kích thích sản xuất enzyme tiêu hóa. Ví dụ về thuốc đắng bao gồm long đởm, cây kế và cây Centaury.
Bạn có thể đưa một số loại thảo mộc, gia vị hoặc thuốc đắng này vào chế độ ăn uống của bạn bằng cách nấu ăn, hoặc dùng để ngâm trà hoặc rượu thuốc.
TỔNG HỢP: Một số loại thảo mộc, gia vị và thuốc đắngcó thể cải thiện sự thèm ăn của bạn bằng cách hỗ trợ tiêu hóa và giảm đầy hơi trong khi làm cho thức ăn của bạn hấp dẫn hơn.
13. Tập thể dục nhiều hơn
Trong khi tập thể dục, cơ thể bạn đốt cháy calo để duy trì mức năng lượng của bạn. Hoạt động thể chất có thể làm tăng sự thèm ăn của bạn để bổ sung lượng calo bị đốt cháy
Trên thực tế, một nghiên cứu đã đưa 12 người qua 16 ngày đào tạo liên tục. Sau giai đoạn này, trung bình họ đốt cháy thêm 835 calo mỗi ngày.
Ngoài ra, họ đã tăng lượng thức ăn và có thể bổ sung 30% lượng calo họ đã đốt cháy trong khi tập thể dục
Tuy nhiên, sự thèm ăn của bạn có nhiều khả năng cải thiện sau vài ngày tập thể dục, không phải chỉ sau một ngày
Ngoài ra, hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến một số quá trình trong cơ thể bạn đã được chứng minh là kích thích cơn đói. Chúng bao gồm tăng tốc độ trao đổi chất và khối lượng cơ bắp, cũng như những thay đổi trong sản xuất hormone
TỔNG KẾT: Hoạt động thể chất có thể khiến bạn đốt cháy nhiều calo hơn và kích thích sự thèm ăn của bạn bằng cách tăng tốc độ trao đổi chất và sản xuất hormone.
14. Hạn chế đồ uống trong khi ăn
Uống chất lỏng trước hoặc trong bữa ăn của bạn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự thèm ăn của bạn và làm cho bạn ăn ít hơn.
Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước trước bữa ăn có thể làm giảm lượng calo và giúp giảm cân
Điều này dường như ảnh hưởng đến người cao tuổi nhiều hơn người trẻ tuổi
Ngược lại, kiềm chế lượng nước uống trước bữa ăn có thể làm tăng lượng calo của bạn lên 8,7%
Do đó, hãy cố gắng hạn chế uống nước 30 phút trước bữa ăn và xem sự thèm ăn của bạn có cải thiện không.
TỔNG KẾT: Uống nước hoặc các chất lỏng khác trước hoặc trong bữa ăn có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn và khiến bạn ăn ít hơn.
15. Một số thực phẩm bổ sungcũng có thể hữu ích
Sự thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất có thể làm giảm sự thèm ăn của bạn.
Nếu bạn muốn tăng sự thèm ăn, hãy cân nhắc việc sử dụng một số chất bổ sung trong chế độ ăn uống của bạn:
Kẽm: Việc thiếu kẽm trong chế độ ăn có thể dẫn đến mất cảm giác ngon miệng và rối loạn vị giác làm giảm sự thèm ăn
Thiamine: Thiếu thiamine có thể làm giảm sự thèm ăn và tăng năng lượng tỏa ra khi nghỉ ngơi, dẫn đến giảm cân.
Dầu cá: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm bổ sung này có thể làm tăng sự thèm ăn và giảm cảm giác no ở phụ nữ sau bữa ăn
Echinacea: Echinacea là một loại thảo dược được sử dụng cho khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại bệnh tật. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó cũng chứa các hợp chất gọi là alkylamines, có thể kích thích sự thèm ăn của bạn
TỔNG KẾT: Thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể tạo ra sự chán ăn. Uống một số chất bổ sung có thể gia tăng sự thèm ăn của bạn.
16. Viết nhật ký thực phẩm
Có một cuốn nhật ký thực phẩm có thể giúp bạn theo dõi các bữa ăn của bạn và đảm bảo bạn đang tiêu thụ đủ lượng calo trong suốt cả ngày.
Ghi lại lượng thức ăn và mức độ đói của bạn cũng có thể giúp bạn hiểu được sự thèm ăn của bạn đang tiến triển như thế nào.
Hãy đặt mục tiêu là ghi lại mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, cho dù nó nhỏ như thế nào. Khi bạn còn đang chán ăn, mỗi calo đều quý giá và đánh được tính vào mục tiêu hàng ngày của bạn.
TỔNG KẾT: Giữ nhật ký thực phẩm có thể giúp bạn theo dõi lượng thức ăn và thúc đẩy thói quen ăn uống và tăng cảm giác thèm ăn.
KẾT LUẬN
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đế
n sự thèm ăn của bạn, bao gồm cả tình trạng thể chất, tình trạng tinh thần, thuốc men và thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất.
Tuy nhiên, những thay đổi nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
Bạn có thể thử tăng sự thèm ăn bằng cách mời mọi người dùng bữa và nấu ăn với công thức mới bằng cách sử dụng các loại gia vị, thảo mộc và các thành phần calo cao để làm cho thức ăn hấp dẫn và bổ dưỡng hơn.
Hãy hạn chế đồ uống của bạn trước và trong bữa ăn, và điều tiết lượng thức ăn giàu chất xơ, vì chúng có thể làm bạn chán ăn. Nếu bạn thấy những bữa ăn lớn làm bạn nản chí, hãy thúc đẩy bản thân ăn bằng cách thường xuyên ăn những bữa nhỏ.
Một mẹo khác là ăn bữa ăn lớn nhất của bạn khi bạn đói nhất. Thời gian còn lại, bạn có thể kết hợp sinh tố và đồ uống có hàm lượng calo cao để có thể dễ dàng tiêu thụ hơn.
Nếu bạn khó khăn trong việc ăn uống một thời gian, hãy đến gặp bác sĩ của bạn, người có thể khuyên bạn về việc tăng cường cơn đói và tăng cân lành mạnh.
Ayurveda là một trong những hệ thống y học cổ truyền nổi tiếng nhất đã tồn tại và phát triển từ xưa đến nay. Với kiến thức khổng lồ về y học dựa trên tự nhiên, mối quan hệ của cấu tạo và chức năng cơ thể con người với thiên nhiên và các yếu tố của vũ trụ, hệ thống này sẽ tiếp tục phát triển trong nhiều thời đại sau nữa. Có rất nhiều kiến thức vẫn còn được khám phá bởi các nhà nghiên cứu, những người thực hành Ayurveda và chuyên gia , những người có trách nhiệm giữ cho hệ thống y học truyền thống này (TSM) tồn tại và đóng góp cho sự phát triển của hệ thống này trong tương lai. Tuy nhiên, do nhiều rào cản như thiếu nguồn tài liệu trong các ngôn ngữ khác nhau và thiếu nhận thức về các nguyên tắc và lịch sử cơ bản củahệ thống này, có lỗ hổng kiến thức giữa các khu vực khác nhau trên thế giới. Khi các dân tộc trao đổi kiến thức và tăng sự hiểu biết về các hệ thống Ayurveda, điều này sẽ góp phần vào sự tích hợp và tiến bộ trong nghiên cứu thuốc thảo dược của các quốc gia khác nhau. Những mục tiêu này có thể được thực hiện khi người ta hiểu rõ hơn về các hệ thống, các nguyên tắc, lịch sử và cách vận hành dựa trên các điểm chung giữa các TSM khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi đã cố gắng đưa ra các nguyên tắc cơ bản của giáo lý và lịch sử của Ayurveda để đóng góp vào các quan điểm nói trên.
Đến nay, đã có một số đánh giá chi tiết về Ayurveda. Tuy nhiên, rất ít đánh giá chi tiết các phương thức của các nguyên tắc và lịch sử cơ bản của Ayurveda. Thông qua bài viết này, các tác giả muốn cung cấp cho độc giả hiểu về lịch sử và các nguyên tắc cơ bản của Ayurveda.
Nguyên lý cơ bản của Ayurveda
Ayurveda tin rằng toàn bộ vũ trụ bao gồm năm nguyên tố: Vayu (Không khí), Jala (Nước), Aakash (Không gian hoặc bầu trời), Prithvi (Trái đất) và Teja (Lửa). Năm yếu tố này (được gọi là Pancha Mahabhoota ở Ayurveda) được cho là tạo thành ba yếu tố cơ bản của cơ thể con người trong các kết hợp khác nhau. Ba khí chất; Vata dosha, Pitta dosha và Kapha dosha được gọi chung là “Tridoshas” và chúng kiểm soát các chức năng sinh lý cơ bản của cơ thể cùng với năm doshas phụ cho mỗi doshas chính. Ayurveda tin rằng cơ thể con người bao gồm Saptadhatus (Bảy mô) Rasa (dịch mô), Meda (mỡ và mô liên kết), Rakta (máu), Asthi (xương), Majja (tủy), Mamsa (cơ bắp) và Shukra (tinh dịch), cùng với ba Malas (chất thải) của cơ thể là Purisha (phân), Mutra (nước tiểu) và Sweda (mồ hôi). Vatadosha duy trì sự vận chuyển tế bào, cân bằng điện giải, loại bỏ các chất thải và hiệu quả của nó được tăng cường bởi tính khô. Pitta dosha điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, phối hợp thần kinh thị giác và kiểm soát cơn đói và khát. Trạng thái nhiệt của cơ thể làm tăng thêm Pitta. Kapha dosha tăng lên do thức ăn ngọt và béo, và nó cung cấp dầu bôi trơn cho khớp để hoạt động chuẩn xác. Sự dị hóa của cơ thể được cho là được chi phối bởi Vata, sự chuyển hóa được chi phối bởi Pitta và sự đồng hóa được kiểm soát bởi Kapha. Để có trạng thái khỏe mạnh, cần duy trì sự cân bằng giữa ba doshas và các yếu tố khác. Bất kỳ sự mất cân bằng giữa ba doshas này đều gây ra tình trạng đau bệnh. Trong Ayurveda, người ta tin rằng, cần tuân theo các nguyên tắc của trí tuệ siêu pham để duy trì sự cân bằng hoàn hảo giữa các yếu tố tự nhiên và Tridoshas của cơ thể con người nhằm đạt được trạng thái sống lành mạnh.. Cơ thể được cấu thành từ bảy loại mô gọi là Sapta Dhatus. Bảy mô này phối hợp với nhau để hoạt động sinh lý của cơ thể con người vận hành nhịp nhàng.
Thực trạng hiện nay của Ayurveda và quan điểm về các ứng dụng trong tương lai của nó
Việc tích hợp kiến thức về các kỹ thuật phân tích hiện đại với tầm nhìn rộng hơn cho các ứng dụng của Ayurveda có thể giúp ngành khoa học này được chấp nhận rộng rãi hơn trên toàn cầu. Ngày càng có nhiều chứng minh và cơ sở khoa học về các nguyên tắcAyurveda, để giữ cho hệ thống y học có giá trị lâu đời này có thể tồn tại đến tận tương lai.
Tổng kết
Ayurveda có một lịch sử phong phú; tuy nhiên có những hạn chế nhất định trong cách tiếp cận bộ môn này, và điều đóđã kìm hãm sự phát triển của nó.. Các thành phần hoạt tính của các loại thuốc thảo dược không được biết đến, và thậm chí ngày nay, nhiều loại thuốc vẫn cần được nghiên cứu thêm về đặc tính cấu thành và cơ chế hoạt động. Ngay cả sau nhiều thập kỷ áp dụng các kỹ thuật phân tích tiên tiến để phân tích thuốc, thuốc thảo dược vẫn gặp phải một số nhược điểm. Việc sử dụng kết hợp một số loại thuốc làm tăng thêm sự phức tạp của nghiên cứu về hoạt động của các loại thuốc này. Một ưu điểm của các hệ thống y học cổ truyền như đã thảo luận trước đó là, họ coi mỗi cá nhân là trọng tâm chính của điều trị hơn là căn bệnh. Nhưng yếu tố này cũng tạo ra một trở ngại cho việc áp dụng thuốc cho cộng đồng. Một số vấn đề như, sự thay đổi về công hiệu của thuốc do sự khác biệt về loài, không có mã hóa tích hợp cho những loài phổ biến trong TSM, khác biệt về vị trí địa lý sinh trưởng, và sai phạm trong nhận dạng và pha trộn thuốc, tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng không đồng nhất, khác biệt trong các phương pháp chế biến, tạo nên báo động trong nghiên cứu so sánh các loại thuốc được sử dụng trong các hệ thống y học này.
Ung thư là tình trạng các tế bào bất thường nhân lên không kiểm soát được, phá hủy các mô hoặc chức năng cơ thể, và hiện nay có khoảng hơn 200 loại ung thư khác nhau. Các loại phổ biến nhất là ung thư da, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư ruột kết, khối u ác tính, bệnh bạch cầu và ung thư hạch. Mỗi loại ung thư có các triệu chứng khác nhau và được điều trị theo nhiều cách khác nhau. Phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và các liệu pháp khác.
Các loại ung thư
Mỗi bệnh ung thư được đặt tên theo loại mô hoặc cơ quan mà tế bào ung thư bắt đầu hình thành. Một số ung thư thì rất phổ biến, ví dụ, 1 trong 7 nam giới có khả năng phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Một số khác thì rất hiếm, mỗi năm chỉ có một vài ca mắc bệnh.
10 bệnh ung thư phổ biến nhất ngoài ung thư da, bao gồm:
Mặc dù chúng không nằm trong top 10 phổ biến nhất, ung thư tuyến tuỵ và ung thư nội mạc tử cung (tử cung) nằm trong top 10 bệnh ung thư gây tử vong nhiều nhất.
Một số bệnh ung thư khác ít phổ biến hơn nhưng vẫn ảnh hưởng đáng kể đến nhiều người ở Hoa Kỳ mỗi năm, bao gồm ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn, khối u não và u tuỷ. Và có rất nhiều loại ung thư hiếm gặp khác.
Các triệu chứng của ung thư
Có nhận thức về các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư và hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số nó, là điều rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của bạn.
Các triệu chứng phổ biến của ung thư bao gồm:
Ho dai dẳng
Vết loét không lành hoặc bị thay đổi nốt ruồi
Khó thở
Các cơn đau như đau đầu, đau lưng, đau bụng và xương chậu, đau ở tứ chi
Mệt mỏi
Sụt cân
Khàn tiếng
Đổ mồ hôi đêm
Khó nuốt
Chứng ợ nóng
Khối u và vết sưng ở bất cứ đâu trên cơ thể, đặc biệt là khối u vú hoặc tinh hoàn
Các hạch bạch huyết mở rộng bất cứ nơi nào trong cơ thể của bạn bao gồm cả nách và háng
Bụng sưng và đầy hơi
Máu trong nước tiểu
Máu trong phân
Các triệu chứng khác ít phổ biến hơn nhưng không kém phần quan trọng, bao gồm vàng da, sự đổi màu của da và thậm chí là khởi phát trầm cảm.
Gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào không giải thích được. Nếu những triệu chứng đó không được chữa khỏi, bạn cần phải quay lại và khám lần nữa.
Nhiều người vượt qua được ung thư vì họ không bỏ cuộc trước những chẩn đoán không rõ ràng.
Phá hủy trực tiếp DNA: Một số chất và phơi nhiễm có thể làm hỏng DNA trong các tế bào của bạn. Một ví dụ sẽ là phóng xạ hoặc một số chất gây ung thư từ môi trường.
Bệnh viêm mãn tính: Bất cứ khi nào các tế bào sinh sản và phân chia, có khả năng một tai nạn (đột biến DNA) sẽ xảy ra. Bệnh viêm mãn tính, ví dụ như viêm cây hô hấp hoặc viêm thực quản do hút thuốc, có thể dẫn đến ung thư bằng cách tăng khả năng xảy ra sai lầm trong phân chia tế bào.
Có một số yếu tố nguy cơ khiến các tế bào trở thành tế bào ung thư, bao gồm:
Yếu tố lối sống: Hút thuốc là nguyên nhân quan trọng nhất gây ung thư. Hút thuốc gây ra nhiều loại ung thư khác nhau và là tác nhân cho gần một phần ba số ca tử vong do ung thư. Béo phì cũng có thể sớm vượt qua hút thuốc để trở thành nguyên nhân gây ung thư hàng đầu ở Hoa Kỳ, và thật không may, chỉ có một phần ba người Mỹ nhận thức được nguy cơ này. Uống quá nhiều rượu bia cũng tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Phơi nhiễm môi trường: Phơi nhiễm radon gây ung thư và nếu trong nhà bạn có chứa khí này ở mức độ cao, thì đó chính là nguyên nhân phổ biến thứ hai của ung thư phổi. Các công việc phải tiếp xúc với các chất gây ung là một nguyên nhân quan trọng gây ung thư ở nam giới, nhưng tỷ lệ này cũng đang tăng cao ở phụ nữ.
Di truyền: Ung thư do di truyền có thể xảy ra khi con người thừa hưởng gen biến dị gây ảnh hưởng đến các tế bào bị tổn thương (gen ức chế khối u).
Vi-rút và các vi sinh vật khác: Vi-rút là nguyên nhân quan trọng gây ung thư, chịu trách nhiệm cho khoảng 25% bệnh ung thư trên toàn thế giới và 5% đến 10% bệnh ung thư ở Hoa Kỳ. Nhiễm trùng papillomavirus ở người (HPV) là nguyên nhân gây ra hầu hết các ca ung thư cổ tử cung, cũng như một số loại khác. H. pylori được cho là nguyên nhân của nhiều bệnh ung thư dạ dày ở Hoa Kỳ.
Điều quan trọng cần lưu ý là ung thư có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Ví dụ, ung thư bắt nguồn từ phổi là ung thư phổi nguyên phát. Ung thư xảy ra trong phổi do các tế bào ung thư đã di căn từ bộ phận khác, ví dụ như từ vú, được coi là ung thư phổi thứ phát (hay còn gọi là ung thư di căn đến phổi). Các tế bào ung thư trong hai trường hợp này không giống nhau.
Các bước chẩn đoán tiếp theo sẽ phụ thuộc vào loại ung thư, bao gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá sức khỏe tổng quát của bạn cũng như liều lượng của một số chất (cao hoặc thấp trong cơ thể bạn), và trong trường hợp ung thư máu, các xét nghiệm giúp kiểm tra các tế bào bất thường.
Nghiên cứu hình ảnh có thể được thực hiện để tìm kiếm khối u. Chúng bao gồm tia X, chụp CT, siêu âm, MRI, chụp PET và xạ hình.
Khi nghi ngờ có khối u, bác sĩ thường sẽ làm sinh thiết nhằm phân tích các tế bào để xác định đó có phải là ung thư hay không.
Chẩn đoán Các xét nghiệm sàng lọc được thực hiện thường xuyên đối với một số loại ung thư, chẳng hạn như xét nghiệm máu trong phân cho ung thư ruột kết, xét nghiệm PSA cho ung thư tuyến tiền liệt, chụp quang tuyến vú cho ung thư vú và xét nghiệm PAP cho ung thư cổ tử cung.
Quá trình chẩn đoán cũng có thể bao gồm xác định giai đoạn, để kiểm tra xem tế bào ung thư có đang tập trung hay đã di căn nhằm đưa ra hướng điều trị. Có thể sẽ cần thêm các bài xét nghiệm, bao gồm các bài xét nghiệm về chất chỉ điểm ung thư và xét nghiệm di truyền, giúp xác định loại ung thư một cách chính xác.
Điều trị
Các phương pháp điều trị ung thư phụ thuộc vào loại ung thư và giai đoạn ung thư, cộng thêm nhiều yếu tố khác. Phương pháp điều trị ung thư có thể được tách thành hai loại chính:
Phương pháp điều trị cục bộ bao gồm phẫu thuật và xạ trị. Những phương pháp này có thể điều trị ung thư ở giai đoạn đầu, nhưng không thể tác động đến các tế bào ung thư đã di căn thông qua hệ thống máu hoặc bạch huyết. Khi ung thư được phát hiện sớm, phương pháp điều trị cục bộ thường có thể chữa khỏi ung thư.
Phương pháp điều trị toàn thân bao gồm hóa trị liệu, liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp hormon và liệu pháp miễn dịch nhằm điều trị các tế bào ung thư ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Phương pháp điều trị toàn thân thường chỉ áp dụng khi tế bào ung thư đã lan rộng (hoặc có khả năng đã lan rộng) và đối với các bệnh ung thư liên quan đến máu.
Mỗi bệnh ung thư đều khác nhau ở cấp độ phân tử, vì vậy hai người có cùng loại và giai đoạn ung thư có thể được điều trị theo những phương pháp rất khác nhau.
Các lựa chọn điều trị ung thư bao gồm:
Phẫu thuật: Đối với các khối u rắn, phẫu thuật thường mang lại cơ hội tốt nhất để chữa ung thư.
Hóa trị: Sử dụng các hóa chất gây độc tế bào để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Xạ trị: Xạ trị sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
Liệu pháp điều trị trúng đích: Liệu pháp điều trị trúng đích nhắm vào các tế bào ung thư hoặc các quá trình quan trọng đối với các tế bào ung thư.
Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp điều trị mới đối với bệnh ung thư, tận dụng khả năng chống ung thư của hệ thống miễn dịch.
Liệu pháp nội tiết tố: Với một số bệnh ung thư, hormone sản xuất tự nhiên trong cơ thể có thể liên kết và kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư. Điều này có thể được ngăn chặn bằng cách giảm việc sản xuất hormone trong cơ thể hoặc bằng cách ngăn chặn khả năngcác hormone này tác dụng lên các tế bào ung thư.
Ghép tế bào gốc: Cấy ghép tế bào gốc có thể được sử dụng sau khi hóa trị liều cao hoặc xạ trị để thay thế các tế bào máu trong tủy xương.
Đối phó: Khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, điều đó sẽ gây ra một cú sốc lớn cho bạn, và bạn có thể trải qua một loạt các cảm xúc. Bạn có thể tức giận, tê liệt, bối rối, buồn bã hoặc lo lắng. Những phản ứng này là bình thường và có thể thay đổi từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác. Bạn bè và gia đình của bạn cũng có thể trải qua tình trạng hỗn loạn cảm xúc này.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, hãy liên hệ với những người thân yêu của bạn. Đừng cố gắng giải quyết một mình. Học cách để người khác giúp bạn. Đặt nhiều câu hỏi và là người chỉ dẫn cho chính bạn trong việc điều trị ung thư của bạn.
Biết về chẩn đoán chỉ là khởi đầu của hành trình điều trị ung thư của bạn. Các phương pháp điều trị ung thư có thể gây mệt mỏi, và một số người mắc phải các triệu chứng phản ứng phụ sau khi đã kết thúc quy trình điều trị. Bạn cần tìm hiểu những cách thiết thực để đối phó với các triệu chứng này, cũng như cách quản lý tài chính khi điều trị ung thư.
Phục hồi chức năng – cho dù đó là phục hồi chức năng cơ thể đã bị mất do ung thư, đối phó với căng thẳng sau chấn thương khi đã điều trị,, hoặc giảm thiểu khuyết tật do phù bạch huyết, có thể tạo ra sự khác biệt về chất lượng cuộc sống cho những người sống sót sau ung thư.
Cho dù bạn mới được chẩn đoán và đang tìm kiếm hỗ trợ, hoặc đã hoàn thành quá trình điều trị và sống sót, có rất nhiều tổ chức mà bạn có thể nhận được hỗ trợ từ họ.
Đối với bạn bè và các thành viên trong gia đình, điều quan trọng nhất là sự hiện diện của bạn. Hỗ trợ người thân bị ưng thư cũng có nghĩa là tự chăm sóc bản thân. Nói thì dễ hơn làm, nhưng nó có thể tạo ra sự khác biệt lớn khi thời gian trôi qua.
Mệt mỏi là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả cảm giác thiếu năng lượng. Nó không đơn giản là cảm thấy mơ màng hoặc buồn ngủ. Khi bạn mệt mỏi và kiệt sức, bạn không có động lực và không có năng lượng. Buồn ngủ có thể là một triệu chứng của mệt mỏi, nhưng chúng không giống nhau.
Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến của nhiều căn bệnh, có mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Hoặc nó cũng là hậu quả của lối sống, chẳng hạn như ít tập thể dục hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh.
Nếu tình trạng mệt mỏi của bạn không thể giải quyết được với chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, hoặc bạn nghi ngờ nó được gây ra bởi một căn bệnh tiềm ẩn liên quan đến thể chất hoặc tinh thần, hãy đi khám bác sĩ. Họ có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân sự mệt mỏi của bạn và hỗ trợ điều trị cho bạn.
1. Điều gì gây ra mệt mỏi?
Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn của sự mệt mỏi. Chúng có thể được chia thành ba loại chung:
· Yếu tố lối sống
· Tình trạng sức khỏe thể chất
· Vấn đề sức khỏe tâm thần
Yếu tố lối sống
Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, các hoạt động thường nhật và lối sống của bạn có thể là nguyên nhân gốc rễ. Ví dụ, sự mệt mỏi có thể xuất phát từ:
· Gắng sức
· Thiếu vận động
· Thiếu ngủ
· Thừa cân hoặc béo phì
· Căng thẳng cảm xúc
· Chán nản
· Đau buồn
· Dùng một số loại thuốc, như thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc an thần
· Dung nạp chất cồn thường xuyên
· Sử dụng ma túy bất hợp pháp, chẳng hạn như cocaine
· Tiêu thụ quá nhiều caffeine
· Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
Tình trạng sức khỏe thể chất
Một số căn bệnh cũng có thể gây ra mệt mỏi. Ví dụ như:
· Thiếu máu
· Viêm khớp
· Đau nhức toàn thân
· Hội chứng mệt mỏi mãn tính
· Nhiễm khuẩn, chẳng hạn như cảm lạnh và cúm
· Bệnh Addison , một loại rối loạn có thể ảnh hưởng đến mức độ hormone của bạn
· Suy giáp, hoặc tuyến giáp hoạt động kém
· Cường giáp, hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức
· Rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như mất ngủ
· Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn
· Rối loạn cơ chế tự miễn dịch
· Suy tim sung huyết
· Ung thư
· Bệnh tiểu đường
· Bệnh thận
· Bệnh gan
· Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
· Khí phế thũng
Vấn đề sức khỏe tâm thần
Các căn bệnh liên quan đến tâm thần cũng có thể dẫn đến mệt mỏi. Ví dụ, mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của chứng lo âu, trầm cảm và rối loạn cảm xúc theo mùa.
2. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Bạn nên đặt hẹn với bác sĩ nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và bạn:
Không thể nghĩ ra bất cứ điều gì có thể giải thích cho sự mệt mỏi của bạn
Có nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường
Từng trải qua việc sụt cân không lý do
Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh
Thường xuyên gặp khó khăn khi ngủ
Tin rằng bạn có thể bị trầm cảm
Nếu bạn đã nỗ lực để giải quyết các nguyên nhân lối sống phổ biến nhất, chẳng hạn như thiếu nghỉ ngơi, thói quen ăn uống không lành mạnh và căng thẳng, nhưng không thành công và sự mệt mỏi của bạn đã kéo dài trong hai tuần trở lên, hãy hẹn gặp bác sĩ.
Trong một số trường hợp, sự mệt mỏi của bạn có thể được gây ra bởi một căn bệnh nghiêm trọng nào khác. Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn cảm thấy mệt mỏi cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Chảy máu trực tràng
Nôn ra máu
Đau đầu dữ dội
Đau ở vùng ngực của bạn
Ngất xỉu
Nhịp tim không đều
Khó thở
Đau dữ dội ở khu vực bụng, lưng hoặc xương chậu
Có ý nghĩ tự tử hoặc tự làm hại bản thân
Có ý nghĩ làm hại người khác
3. Bác sĩ sẽ điều trị mệt mỏi như thế nào?
Phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra mệt mỏi của bạn. Để chẩn đoán, họ có thể sẽ hỏi bạn các câu hỏi về:
Bản chất sự mệt mỏi của bạn, bao gồm khi nó bắt đầu và liệu nó trở nên tốt hơn hay tồi tệ hơn vào những thời điểm nhất định
Các triệu chứng khác mà bạn đã trải qua
Các căn bệnh khác mà bạn có
Lối sống và nguồn căng thẳng của bạn
Thuốc bạn đang dùng
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn gây mệt mỏi, họ có thể yêu cầu một số xét nghiệm y tế. Ví dụ, họ có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.
4. Một số thay đổi lối sống có thể giúp giảm mệt mỏi là gì?
Một số biện pháp có thể giúp giảm bớt mệt mỏi do các hoạt động hàng ngày. Để giúp tăng mức năng lượng và sức khỏe tổng thể của bạn, bạn cần:
Uống đủ nước để giữ nước
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
Tập thể dục thường xuyên
Ngủ đủ
Tránh các yếu tố gây căng thẳng cho bạn mà bạn đã biết
Tránh công việc hoặc lịch trình xã hội khiến bạn cảm thấy quá sức
Tham gia các hoạt động thư giãn, chẳng hạn như yoga
Kiêng rượu bia, thuốc lá và các loại thuốc bất hợp pháp khác
Những thay đổi lối sống này có thể giúp giảm bớt mệt mỏi của bạn. Điều quan trọng là phải tuân theo kế hoạch điều trị được đề nghị của bác sĩ cho bất kỳ tình trạng sức khỏe được chẩn đoán. Nếu không được điều trị, sự mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
TỔNG KẾT
Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, nguyên nhân có thể do việc bạn lựa chọn lối sống chưa lành mạnh, do yếu tố sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của bạn. Những thay đổi về lối sống có thể giúp giảm mệt mỏi, giúp tăng mức năng lượng và sức khỏe tổng thể của bạn. Điều quan trọng là phải tuân theo kế hoạch điều trị. Nếu không được điều trị, sự mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
Nếu bạn nghĩ rằng loại thuốc nào đó mà bạn đang dùng có thể gây ra trầm cảm, có thể bạn đã đúng. Một số loại thuốc được kê đơn cho các bệnh khác nhau gây ra cảm giác buồn bã, tuyệt vọng và chán nản. Đây là những cảm xúc liên quan đến trầm cảm. Những loại thuốc khác thì lại có thể kích hoạt hưng cảm (phấn chấn và năng lượng quá mức), thường liên quan đến rối loạn lưỡng cực.
Các loại thuốc gây hưng cảm hoặc trầm cảm dường như làm thay đổi hooc-môn trong não theo một cách nào đó. Mặc dù các loại thuốc có thể cần thiết để điều trị chứng bệnh nào đó, tác dụng phụ của chúng thì khó có thể chấp nhận được. Ví dụ, thành phần isotretinoin (trong các thuốc như Earnica, Amnesteem, Claravis, Myorisan, Zenatane), được kê đơn để điều trị mụn trứng cá, đôi khi cũng gây ra trầm cảm. Và một số loại thuốc khác như thuốc tránh thai, thuốc huyết áp cao, và thậm chí cả statin dùng để điều trị cholesterol cao.
Làm thế nào bạn có thể biết nếu một loại thuốc có thể gây trầm cảm hoặc hưng cảm?
Cách tốt nhất để biết liệu một loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn một cách tiêu cực hay không là nhận biết được loại thuốc nào sẽ gây trầm cảm hoặc hưng cảm. Sau đó trao đổi với bác sĩ của bạn để xem liệu có loại thuốc bạn đang dùng có khả năng gây ra hoặc góp phần vào việc gây ra các vấn đề cảm xúc, và nếu có, hãy hỏi xin ý kiến về việc chọn một loại thuốc khác thay thế. Bác sĩ của bạn nên cho bạn biết trước loại thuốc nào có thể gây ra cảm giác trầm cảm hoặc hưng cảm và nên đánh giá xem các triệu chứng tâm trạng có hoặc không có khả năng liên quan đến thuốc.
Các loại thuốc có thể gây ra hưng cảm (Sự phấn khởi quá mức)
Những loại thuốc sau có thể là nguyên nhân của hưng cảm. Mặc dù nguy cơ của 1 số loại thuốc này có thể không cao, bạn vẫn nên trao đổi rủi ro này với bác sĩ của bạn nếu bạn dùng chúng:
Corticosteroids. Nhóm thuốc này làm giảm viêm (sưng) và suy giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch (tế bào chống nhiễm trùng). Các loại thuốc chưa chất này bao gồm Azmacort, Flovent, hydrocortisone, prednisone, and triamcinolone.
Cyclosporine. Thuốc này được dùng để ức chế hệ thống miễn dịch nhằm ngăn chặn sự đào thải của cơ quan cấy ghép.
Carbidopa/levodopa (trong các thuốc Duopa, Parcopa, Sinemet). Những loại thuốc này điều trị bênh Parkinson
Baclofen intrathecal (trong thuốc Lioresal). Đây là một chất giãn cơ và chất chống co thắt. Nó thường được dùng để điều trị đa xơ cứng và chấn thương tủy sống
Tất cả các thuốc chống trầm cảm, bao gồm MAOIs (thuốc ức chế monoamin oxydase, như phenelzine (Nardil) hoặc tranylcypromine (Parnate); SSRIs (thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như escitalopram (Lexapro), fluoxet / thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine, như desvenlafaxine (Khedezla, Pristiq), duloxetine (Cymbalta), levomilnacipran (Fetzima), venlafaxine (Effexor XR);
Methylphenidate (Ritalin) hoặc amphetamine. Đây là những thuốc kích thích dùng để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Levothyroxine (Synthroid). Thuốc này thường được kê đơn thay thế hormone tuyến giáp
Một số loại kháng sinh, như ciproflozacin và gentamicin.
Thuốc chống sốt rét, như chloroquine và mefloquineThuốc chống ung thư như 5-fluorouracil và ifosfamide
Các loại thuốc sau đây đã được báo cáo là gây trầm cảm cho một số bệnh nhân. Đặc biệt có nguy cơ cao ở người cao tuổi.
Isotretinoin (Sotret, Claravis): Thuốc này điều trị mụn trứng cá nghiêm trọng.
Rượu
Thuốc chống co giật: Thuốc chống co giật được sử dụng để kiểm soát các cơn động kinh, bao gồm ethosuximide (Zarontin) và methsuximide (Celontin).
Barbiturates: Đây là một nhóm thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương làm chậm chức năng não. Những loại thuốc này đã được sử dụng để điều trị chứng lo âu và để ngăn ngừa động kinh. Chúng thường bị lạm dụng; ví dụ như là phenobarbital và secobarbital.
Benzodiazepin: Nhóm thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương này thường được sử dụng để điều trị chứng lo âu và mất ngủ và thư giãn cơ bắp; ví dụ bao gồm alprazolam (Xanax), clonazepam (Klonopin), chlordiazepoxide (Librium), diazepam (Valium), flurazepam, lorazepam (Ativan) và triazolam (Halcion).
Thuốc chặn beta-adrenergic – Còn được gọi là thuốc chặn beta, những loại thuốc này được sử dụng trong điều trị các vấn đề về tim, bao gồm huyết áp cao, suy tim, đau ngực do đau thắt ngực và nhịp tim bất thường. Chúng cũng có thể được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu; ví dụ atenolol (Tenormin), carvedilol (Coreg) và metoprolol (Lopressor).
Thuốc chẹn canxi: Nhóm thuốc này làm chậm nhịp tim và làm thư giãn mạch máu. Thuốc chẹn canxi được sử dụng để điều trị huyết áp cao, đau ngực, suy tim sung huyết và nhịp tim bất thường, ví dụ như diltiazem (Cardizem, Tiazac), nifedipine (Procardia) và verapamil (Calan).
Interferon alfa: Thuốc này được sử dụng để điều trị một số bệnh ung thư cũng như viêm gan B và C.
NuvaRing với ehinyl estradiol / etonogestrel: Đây là một loại thuốc dùng để ngừa thai.
Opioids: Nhóm thuốc phiện này được sử dụng để giảm đau từ trung bình đến nặng. Những loại thuốc này có khả năng bị lạm dụng và gây nghiện cao; ví dụ bao gồm codeine, morphin, aspirin / oxycodone (Percodan), meperidine (Demerol) và oxycodone (OxyContin).
Statin: Những loại thuốc này được sử dụng để giảm cholesterol, bảo vệ chống lại thiệt hại từ bệnh động mạch vành và ngăn ngừa các cơn nhồi máu cơ tim; ví dụ bao gồm atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol), Pravastatin (Pravachol) và simvastatin (Zocor).
Varenicline (Chantix): Một loại thuốc được kê toa để cai thuốc lá.
Acyclovir (Zovirax): Các bác sĩ kê toa thuốc này để điều trị bệnh zona và mụn rộp.
Tôi nên làm gì nếu tôi nghi ngờ thuốc của tôi gây ra trầm cảm hoặc hưng cảm?
Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ quan ngại gì về một loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Khi một loại thuốc tạo ra các triệu chứng hưng cảm hoặc trầm cảm, bác sĩ có thể khuyên bạn nên ngừng thuốc hoặc giảm liều (nếu có thể).
Tôi có nên ngừng dùng thuốc nếu nó gây ra trầm cảm hoặc hưng cảm?
Nếu bạn bị trầm cảm hoặc hưng cảm trong khi dùng một trong những loại thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, hãy gọi bác sĩ của bạn ngay lập tức.
1. Suy nghĩ bi quan (Pessimistic thoughts) 2. Sợ bệnh (Fear of disease) 3. Thiếu thức phẩm lành mạnh ( lack of proper food) 4. Làm việc quá sức (Overwork) 5. Thức khuya để làm việc (Working late at night) 6. Sự bất an và lo lắng (Various kinds of anxieties and worries) (Swami Sivananda)
– Suy nghĩ bi quan chỉ tồn tại khiến chúng ta đau khổ, bất lực, do đó tác động xấu đến tâm trí, cơ thể và làm cho sức khoẻ suy giảm.
– Sợ bệnh: Sự sợ hãi, tưởng tượng đến hậu quả của bệnh tật sẽ làm cho cơ thể suy trí, tâm trí bất an do đó càng làm cho bệnh thật sự đến nhanh hơn.
– Thiếu thực phẩm lành mạnh: Lựa chọn thực phẩm đòi hỏi sự hiểu biết và giá trị nhận được rất xứng đáng cho sức khoẻ. Do đó, cố gắng hạn chế sự dụng những thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc lợi ích bởi vì sự tiện lợi.
– Làm việc quá sức: Quản lý bản thân, kỷ luật, tự giác, tập trung khi làm việc là cách để hoàn thành công việc đúng giờ. Lãng phí thời gian vào những việc không cần thiết sẽ gây ra sự ứ đọng công việc và phải làm tập trung vào thời điểm đến hạn. Hậu quả là stress, chóng mặt hay táo bón sẽ diễn ra.
– Thức khuya để làm việc: Tránh làm việc quá khuya. Giải pháp thay thế là thức dậy sớm sẽ tốt hơn cho cơ thể.
– Sự bất an & lo lắng: Cần đối mặt để tìm ra nguyên nhân. Điều này đòi hỏi bản lĩnh, nội lực & sự tự tin mới vượt qua được.